Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tầu chiến mới của Philippines sẽ không nhân nhượng Trung Quốc

Đó là lời khẳng định từ Manila để kiên quyết chống lại những hành động gây hấn có “hệ thống” của Bắc Kinh trên biển Đông. Việc cho ra đời thế hệ tầu chiến mới cũng chứng tỏ trình độ khoa học quân sự của Philippines đang được cải thiện.

Có được sự ủng hộ tích cực từ Mỹ và nhiều quốc gia khác nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các quốc gia Asean chỉ trông đợi vào sức mạnh từ bên ngoài. Thay vì trông chờ thụ động, các quốc gia có chung biển Đông cần chủ động cải tiến, từng bước hiện đại hóa quân đội trước tình hình mới.



Ý thức được điều này, hải quân Philippines đã rất tích cực nghiên cứu chế tạo khí tài phục vụ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc song song với việc tìm kiếm nguồn bổ sung từ bên ngoài. Bằng chứng là mới đây, hải quân nước này đã giới thiệu một loại tàu tấn công đa dụng (Mpac) mới do chính quốc đảo Đông Nam Á tự chế tạo, trong dự án hiện đại hóa hệ thống phòng vệ lãnh thổ kéo dài 5 năm.







Mpac được thiết kế phục vụ việc triển khai binh sĩ nhanh chóng trong các chiến dịch đặc biệt.





Tầu này được trang bị các súng máy M-60 và có thể mang theo tối đa 21 lính được vũ trang đầy đủ.





Lớp vỏ của Mpac được làm bằng nhôm hàn kín.





Chiếc tàu tấn công phản lực mớn nước nhẹ này có thể hoạt động tại các vùng nước nông, đồng thời có thể tiến hành những cuộc điều động và vây ráp bất ngờ.





Nó cũng có thể hỗ trợ việc đổ quân lên những bờ biển ở các điều kiện khác nhau. Vận tốc tối đa mà Mpac đạt được là 35 hải lý/giờ. Nó có thể được triển khai tại bất cứ nơi đâu ở Philippines.





Theo thiết kế Mpac có khá nhiều điểm tương đồng với loại tầu tuần duyên hạng nhẹ của Mỹ có tên sói biển Riverine CB





Cho dù không được đánh giá cao bằng “người anh em” bên Mỹ, nhưng rõ ràng loại tầu mới của Philippines có thể “tự tin” đối đầu với đội tầu hải giám, ngư chính của Trung Quốc.





Hình ảnh tầu Mpac triển khai đổ quân chiếm đảo





Hình vẽ chi tiết thiết kế của Mpac





Binh sĩ Philippines được triển khai trên tầu





Mpac sau khi xuất xưởng đã được biên chế ngay vào lực lượng hải quân Philippines





Cùng ra mắt với Mpac là hai chiếc tàu chống thảm họa đa dụng (MPDR).





Hai tàu này là dạng tàu đổ bộ có thể hoạt động cả trên bộ và dưới nước, với sức chứa tối đa là 20 người.





Trước mắt, hải quân Philippines sẽ được trang bị khoảng 6 chiến tầu loại này để đưa ra biển Đông trực tiếp phối hợp với số tầu hiện có để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của quốc gia này.





Về lâu dài hải quân Philippines sẽ tiếp tục đặt mua một số tàu khu trực, 5 trực thăng hải quân, tiếp tục mở rộng hệ thống theo dõi bờ biển và các dự án nâng cấp năng lực bảo vệ biển đảo. Những động thái trên của Philippines chứng tỏ quốc gia này sẽ kiến quyết “kháng” Trung đến cùng.

VnTime

Các bài liên quan




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét