Trong 30 năm, lực lượng Không quân Ấn Độ đã mất 482 tiêm kích - cường kích MiG chủ yếu do tai nạn.

Hôm 2/5, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony tiết lộ trong 30 năm qua nước này mất 482 máy bay MiG (Mig-25, MiG-27, MiG-29 và 3 biến thể MiG-21) do tai nạn.
“Có tất cả 171 phi công, 39 thường dân, 8 nhân viên thiệt mạng trong các vụ tai nạn,” ông Antony cho biết.
Theo ông Antony, con số được tính từ năm 1971 cho tới ngày nay.
Nguyên nhân tất cả vụ tai nạn được giải thích là do “lỗi con người và lỗi kỹ thuật” (>> chi tiết).
Ấn Độ là một trong những quốc gia còn lại sử dụng nhiều máy bay MiG nhất trên thế giới, từ những năm 1960 nước này đã bắt đầu nhập khẩu tiêm kích MiG-21.
Trong hai thập kỷ sau, tiếp tục có thêm hàng trăm tiêm kích MiG-25, cường kích MiG-27 và tiêm kích hiện đại MiG-29 gia nhập Không quân Ấn Độ.
Theo các chuyên gia, chiếm số đông trong các vụ tai nạn là tiêm kích MiG-21, loại máy bay mà các phi công Ấn Độ đặt cho biệt danh “quan tài bay”.
Hiện nay, Ấn Độ lên kế hoạch thay thế toàn bộ các phi đội trang bị tiêm kích MiG bằng 126 tiêm kích hiện đại Dassault Rafale (hợp đồng khổng lồ trị giá hơn 10 tỷ USD) (>>chi tiết).
Dự kiến, từ năm 2014-2017, Ấn Độ bắt đầu loại dần khoảng 260 tiêm kích MiG-21 vốn chiếm tới 40% số chiến đấu cơ nước này (>> chi tiết).
Đối với loại tiêm kích MiG-25, Ấn Độ chính thức cho nghỉ hưu toàn bộ vào năm 2006. Còn 120 cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27 thì thời hạn đưa ra vào năm 2025 mới loại bỏ.
http://quocphong.baodatviet.vn/dv/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét