Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Ngoại trưởng Mỹ thăm chính thức Ấn Độ



Bà Hillary Clinton vừa có chuyến thăm chính thức Ấn Độ hi vọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước

Hi vọng hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ đã từng được đẩy lên cao sau khi Quốc hội Mỹ thông qua một Thỏa ước hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn hồi năm 2008, theo đó, hai nước sẽ xích lại gần nhau trong mối quan hệ đối tác chiến lược và quân sự.

Nhưng chuyến công du ba ngày của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đến Ấn Độ lần này lại nằm trong bối cảnh sụt giảm kỳ vọng và mất tập trung chính trị của cả hai bên do một loạt các vấn đề có liên quan.

Dù Ấn Độ vẫn được Mỹ xem là một đồng minh quan trọng trong khu vực, nhận được một vài sự ưu ái của Mỹ trong các vấn đề hạt nhân và quốc phòng nhằm chứng minh thiện ý từ phía Mỹ nhưng Ấn Độ vẫn luôn thận trọng trong mối quan hệ với Mỹ do lo ngại những tác động xấu đến mối giao hảo Nga - Ấn và Ấn – Iran.

Đồng thời, những hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử của đương kim Tổng thống Mỹ cộng với sự yếu kém của Đảng lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tác dụng của các thỏa ước đã ký giữa hai nước.


“Mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ đang ở trong tình trạng chơi vơi”, Dhruva Jaishankar, nhân viên Quỹ Washington's German Marshall của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á cho biết: "Hai nước đang bàn bạc rất nhiều vấn đề, nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ, điều đó cho thấy rằng vốn hai nước chưa đạt được bất kỳ một điểm trọng tâm nào mang tính tham vọng chung” .

Một trong các nội dung sẽ trở thành chủ đề chính của chương trình nghị sự giữa hai nước là Trung Quốc. Trong tháng 4/2012, Ấn Độ đã bắn thử thành công một tên lửa tầm xa có khả năng chạm tới Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, Afghanistan cũng sẽ là một nội dung quan trọng, lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu đã lên kế hoạch chuẩn bị bàn giao an ninh cho Afghanistan vào cuối năm 2014. Diễn biến này sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực khu vực.
Washington sẵn sàng chào đón Ấn Độ tiến hành các hoạt động viện trợ, giao lưu thương mại và đào tạo cho Afghanistan sau những lo lắng về tình trạng căng thẳng với Pakistan.

"Sẽ thật là ngớ ngẩn nếu Hoa Kỳ miễn cưỡng đề cập chúng tôi tham gia vào chuyện này", - ông K. Shankar Bajpai, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, Pakistan và Hoa Kỳ, hiện là nhà phân tích của Nhóm Chính sách Delhi cho ý kiến - "Lẽ tự nhiên là chúng tôi muốn quan hệ tốt với Afghanistan”.



Ngoại trưởng Mỹ thăm Ấn Độ

Về cơ bản, chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ Clinton phản ánh sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Ấn.

“Trên phương diện nào đó, Mỹ phải công nhận rằng quyền lực của Ấn Độ đã vươn ra khỏi New Delhi,” một chuyên gia nói, “Mỹ phải tham gia bàn bạc với các nhà lãnh đạo khu vực và tất cả các quan chức cấp cao của Mỹ cũng nên hành xử như vậy trong tương lai.”
Các chuyên gia phân tích cho rằng quan chức Ấn Độ đang thúc đẩy việc tiếp cận công nghệ Mỹ đồng thời tìm kiếm sự bảo đảm lợi ích khu vực của mình dựa trên thỏa ước hợp tác mới của Mỹ và Afghanistan.

Còn phía Mỹ đang nhòm ngó lợi ích trên một loạt các vấn đề thương mại, gồm việc thâm nhập thị trường bán lẻ và tài chính của Ấn Độ. Đồng thời Mỹ kỳ vọng sẽ làm giảm liên kết của Ấn Độ với Iran và Syria.

Các bài liên quan




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét