Toàn bộ nguồn viện trợ tăng gấp ba của Mỹ sẽ được Philippines dùng mua các trang thiết bị quân sự.
Tuy nhiên số tiền viện trợ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với các đồng minh không có hiệp ước quân sự với Mỹ.
Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết: "Chúng tôi thấy điều này không biểu thị sự ưu tiên được đặt vào Philippines như một đối tác khu vực, thậm chí những đồng minh không có hiệp ước với Mỹ".
Ông Del Rosario đã có mặt ở Washington trong cuộc đối thoại "hai cộng hai” đầu tiên cùng với các thư ký ngoại giao và quốc phòng như một cách thắt chặt hơn mối quan hệ và giúp Manila xây dựng một" thế trận quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu".
Washington đồng ý cung cấp 30 triệu USD trong năm 2012 cho Philippines, tăng so với dự kiến phân bổ ban đầu năm 2012 là 15 triệu USD và 11,9 triệu USD so với năm 2011.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói rằng, toàn bộ số tiền viện trợ của Mỹ sẽ được Philippines sử dụng để mua các thiết bị quân sự mới và duy trì nguồn lực quân sự hiện có.

Tàu tuần tra lớp Hamilton.
Từ năm 2002, Philippines nhận được gần 500 triệu USD viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ, theo đại sứ quán Mỹ ở Manila.
Số tiền này không gồm việc chuyển giao 20 chiếc trực thăng được tân trang, một chiếc tàu chiến lớp Cyclone và một tàu tuần tra lớp Halimton.
Một tàu tuần tra lớp Halimton thứ hai sẽ được chuyển giao vào cuối tháng 5/2012 và hai bên đang thảo luận khả năng của chuyển giao thêm một tàu tuần tra lớp Halimton thứ ba cùng phi đội máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng và các hệ thống radar giám sát bờ biển.
Lính Mỹ sẽ trở lại Philippines?
Philippines đang tỏ ý muốn Mỹ có quyền lui tới các sân bay nhiều hơn và có thể mở các khu vực mới cho binh lính Mỹ sử dụng, nhằm tìm kiếm thắt chặt mối quan hệ quân sự với đồng minh của mình và đối mặt với Trung Quốc trong tranh chấp.
Mỹ cũng đã đồng ý chia sẻ dữ liệu “thời gian thực” về biển Đông tại cuộc họp, gợi ý rằng họ sẽ cung cấp cho Manila nhiều dữ liệu do thám về hoạt động hải quân. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng hứa hẹn tìm hiểu "nguồn quỹ hỗ trợ sáng tạo" để giúp Quân đội Philippines.
Ông Del Rosario, người trước đây từng là đại sứ tại Philippines ở Washington, cũng kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các điều kiện về việc phân bổ viện trợ cho Philippines.
Từ năm 2008, Mỹ khấu trừ khoảng 3 triệu USD tài trợ quân sự cho Philippines do các vụ ám sát chính trị và vi phạm nhân quyền.
Ông Del Rosario cho biết, chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino đã thực hiện những bước đi quan trọng để chấm dứt những vụ ám sát và đã cải thiện tình trạng nhân quyền.
Tìm kiếm thêm tàu chiến từ châu Âu
Visayan Daily Star của Philippines hôm 8/5 trích dẫn lời của Tổng thống Aquino cho biết, ngoài tàu chiến lớp Hamilton thứ hai sắp về từ Mỹ, Hải quân Philippines cũng sẽ có thêm một tàu chiến khác từ châu Âu.
Trước đó, có một số báo cáo cho biết, Hải quân Philippines bày tỏ quan tâm tới loại tàu khu trục nhỏ đã qua sử dụng lớp Maestrale của Hải quân Italia.

Khả năng cao, Hải quân Philippines sẽ nhận được một tàu chiến đã qua sử dụng lớp Maestrale của Hải quân Italia.
Tổng cộng, trong năm 2012, các lực lượng vũ trang Philippines sẽ sớm có thêm 24 trực thăng, gồm 20 trực thăng Uh-1H Huey được tân trang lại (sẽ chuyển giao theo 2 đợt, mỗi đợt 10 chiếc) và 4 trực thăng W-3A Sokol đã nhận trong hợp đồng mua 8 trực thăng cùng loại từ Swidnik - nhà sản xuất trực thăng Hà Lan). Sau đó, số trực thăng được sử dụng sẽ tăng lên ít nhất là 100 chiếc.
http://quocphong.baodatviet.vn/dv/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét