Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Tham vọng vươn ra biển của Hải quân Ấn Độ



Một tàu khu trục tàng hình và căn cứ hải quân mới là những dấu hiệu mới nhất cho thấy tham vọng của Ấn Độ.
Hai bước phát triển không liên quan đến nhau nhưng quan trọng tương đương cho thấy nỗ lực vươn lên của Hải quân Ấn Độ trước bối cảnh những thách thức an ninh nổi lên tại Ấn Độ Dương.

Ngày 27/4, một tàu khu trục tàng hình, INS Teg, được Ấn Độ đặt sản xuất tại Nga hạ thủy.
Ba ngày sau, căn cứ hải quân mới nhất của nước này INS Dweeprakshak được đưa vào hoạt động tại Kavaratti ở Lakshadweep, một hòn đảo nhỏ trong chuỗi đảo ở vùng cực Nam Ấn Độ.

Ấn Độ không thể hiện sự hiện diện tại hòn đảo chiến lược này sau hơn một thập kỷ. Quyết định mở một căn cứ quân sự thường trực tại đây là do các vụ việc cướp biển xảy ra gần đây.



Trên thực tế, Hải quân Ấn Độ đã bắt được khá nhiều tên cướp biển và ngăn chặn một vài vụ tấn công trong những năm qua.

Đại diện Hải quân Ấn Độ cho biết: “Ấn Độ đã triển khai một biệt đội tại Kavaratti từ đầu những năm 1980. Với căn cứ INS Dweeprakshak, hòn đảo sẽ được tăng cường an ninh để tương thích với quốc gia.

Có được sự đảm bảo vững chắc tại quần đảo tại đường hàng hải đông đúc nhất thế giới, giúp Hải quân Ấn Độ hoàn thành được trách nhiệm của mình”.

Việc thành lập căn cứ được Đô đốc Nirmal Verma, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ loan báo từ khi kế hoạch còn trên giấy.

Cuối năm 2011, Đô đốc Nirmal Verma nhấn mạnh việc Hải quân nước này đang trong tiến trình thành lập các căn cứ quân sự dọc bờ biển nhằm tăng cường nỗ lực giám sát trong khu vực.

“Năm 2011, Hải quân Ấn Độ đã tập trung hồi phục hoạt động và quản lý cơ sở hạ tầng tại quần đảo Andaman và Nicobar, cùng quần đảo Minicoy và Lakshadweep.

Những hòn đảo này là các điểm chiến lược của đất nước, sự gia tăng các cơ sở tại đây sẽ tăng cường sự hiện diện của chúng ta tại khu vực”, ông Verma nói.



Ấn Độ đang có tham vọng phát triển mạnh mẽ Lực lượng Hải quân.

Tuy nhiên INS Teg mới là tin tức thu hút mọi ánh nhìn của quốc tế với sự trỗi dậy của Hải quân Ấn Độ.
Sau Teg sẽ có thêm hai tàu tàng hình, dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2013.
Tàu khu trục dài 125 m, nặng 4.000 tấn, gồm hệ thống tên lửa diện đối diện, tên lửa phòng không, ống phóng ngư lôi và tên lửa chống ngầm.
Với các loại vũ khí hiện đại và cảm biến liên kết với hệ thống quản lý chiến đấu hiện đại, theo như lời của Hải quân Ấn Độ, con tàu này “rất thích hợp để đảm nhận một chuỗi các nhiệm vụ hải quân xa bờ”.

Việc đặt đóng Teg và mở căn cứ hải quân mới chỉ trong vài ngày liên tiếp đã cho thấy quyết tâm của Hải quân Ấn Độ nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực, cũng như tăng cường khả năng, đặc biệt là trước những lời chỉ trích về sự sẵn sàng của quân đội trong nước hiện nay.

Phát triển năng lực hơn là số lượng



Sự phát triển của Hải quân Ấn Độ là cần thiết để hoàn thiện hai vai trò: tăng cường năng lực hoạt động tại vùng biển sâu trong khi vẫn ngăn chặn hiệu quả các mối đe dọa gần bờ.
Lời chỉ trích của tướng V.K.Singh, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ như “hồi chuông cảnh tỉnh” đối với những nhà lập pháp, Ủy ban thường trực Quốc hội về Quốc phòng, để vạch ra các kế hoạch tăng cường năng lực hải quân.
Theo báo cáo, trong thời gian ngắn, quân đội Ấn Độ dự định phát triển các năng lực phòng không, tấn công và giám sát hải quân bằng cách quy nạp thêm các máy bay trên bờ, máy bay vận chuyển và các phương tiện máy bay không người lái; phát triển năng lực chống tàu ngầm; đảm bảo đất nước có đủ năng lực để triển khai hoạt động nhằm đạt được sức mạnh như mong muốn; nạp thêm nhiều vũ khí và phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp để các lực lượng có thể tham gia hoạt động tại các vùng biển khó khăn; tăng cường năng lực cho các lực lượng đặc biệt.

Điều này có nghĩa là gì?

Xét theo bề rộng của các kế hoạch này, rõ ràng rằng Hải quân Ấn Độ đang ở giữa tham vọng vươn ra biển xanh từ ba thập kỷ nay. Hải quân nước này hướng đến việc phát triển năng lực hơn là gia tăng số lượng.

Hải quân Ấn Độ cũng cho biết đã đặt đóng 50 tàu chiến hiện đại, phần lớn được sản xuất tại các xưởng trong nước.

Bên cạnh hai tàu khu trục tàng hình cùng lớp với tàu Teg, và tàu sân bay INS Vikramaditya (tên cũ là Admiral Gorshkov) đang được hiện đại hóa tại Nga, tất cả các con tàu khác đều có xuất xứ bản địa.

Tuy khuyến khích sản xuất trong nước nhưng Ấn Độ cũng gặp phải một số vấn đề. Theo báo cáo, dù các xưởng đóng tàu Ấn Độ đã đạt được tiến triển trong việc đóng thân tàu và các thiết bị liên quan, nhưng họ lại không đủ năng lực để chế tạo các loại vũ khí hiện đại và cảm biến để lắp trên đó.

Cụ thể, phần thân tàu đã đạt được 90% nội địa hóa, trong khi động cơ đẩy như máy phát điện đạt mức 60% và các vũ khí chiến đấu và cảm biến mới chỉ đạt 30%.

Sau khi có một “hồ sơ” khá nghèo nàn trong hai thập kỷ qua, Hải quân Ấn Độ giờ đây đang phát triển nhanh hơn. Nếu New Delhi muốn trở thành một cường quốc hải quân tại châu Á thì chắc chắn không còn lựa chọn nào khác.

http://quocphong.baodatviet.vn/dv/

Các bài liên quan




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét