Các nhà nghiên cứu trong chính phủ Mỹ tin rằng, Iran đang duy trì quan hệ ràng buộc với mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Bên cạnh đó, nước này sẽ tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình đối với al-Qaeda từ sau cái chết của chùm khủng bố Osama bin Laden.
Một tổ chức chuyên biệt của Iran là người khởi xướng và tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Iran và tổ chức trên. Bản thân Osama bin Laden không ủng hộ nhiệt tình điều này, nhưng nhiều nhà lãnh đạo khác của mạng lưới al-Qaeda lại rất ưng thuận.
Theo Mỹ, Iran cũng có một tổ chức thục hiện các nhiệm vụ đặc biệt giống al-Qaeda, có tên gọi Quds nhưng thông tin về lực lượng này rất hạn chế.

Thuộc cơ cấu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo nhưng rất ít người biết về các hoạt động của Lực lượng đặc nhiệm Quds.
Quds thuộc cơ cấu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, còn gọi là Pasdaran, có khoảng 100.000 người làm việc 24/7. Nhiệm vụ chủ yếu của IRGC là đảm bảo loại bỏ bất kỳ hoạt động chống chính phủ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, lực lượng này còn có nhiệm vụ tìm kiếm các đồng minh của Iran ở nước ngoài, tuyên truyền "xuất khẩu cách mạng" ra bên tới đối tượng chủ yếu là cộng đồng Hồi giáo Shia.
Lực lượng Quds được thành lập từ những năm 1980 nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của Cách mạng Hồi giáo. Thành viên cốt lõi của lực lượng Quds chỉ khoảng vài nghìn người. Nhiều người trong số họ đều có học vấn cao, biết ngoại ngữ và đều là người Hồi giáo. Thành công lớn nhất của Quds là đã giúp người dân Shia (chiếm 1/3 dân số) ở Lebanon hình thành tổ chức Hezbollah.
Theo thông tin ban đầu, Quds có 8 trụ sở ở các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài 3 trụ ở đặt tại Palestine, Lebanon, Jordan được coi là bền vững, còn các trụ sở khác gặp nhiều khó khăn trong suốt 2 thập kỷ qua.
Nhiều tân binh của lực lượng được đưa về Iran đào tạo, trong khi đó những ngoại kiều Shia được khuyến khích góp tiền và hỗ trợ cho lực lượng Quds hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của Quds bị coi là hành động khủng bố nên lực lượng này bị cấm ở nhiều quốc gia phương Tây.
Một số thành tích của Quds
Trong lịch sử, Quds tại Iraq đã duy trì một đội quân chiến đấu chống Saddam cũng như thực hiện các hoạt động tình báo bên trong Iraq. Sau khi liên quân Mỹ và đồng minh lật đổ Saddam vào năm 2003, Quds di chuyển người, tiền bạc và vũ khí vào Iraq hình thành lực lượng chính trị và quân sự thân Iran.
Lực lượng Quds ở Nam Á (Afghanistan, Pakistan, và Ấn Độ) đã tích cự trong việc hỗ trợ người Afghanistan dòng Shia bị đàn áp bởi Taliban và al-Qaeda (do người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo). Quds cũng hoạt động tại Pakistan, nơi mà lực lượng khủng bố người Sunni tấn công người Shia trong nhiều thập kỷ qua.

Bản đồ các phân bố của lực lượng Quds trên toàn thế giới.
Lực lượng Quds ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khuyến khích người Hồi giáo Shia ở Kurds thực hiện các hoạt động chống đối.
Lực lượng Quds ở Bắc Phi, đặt tại Sudan hoạt động công khai, bất chấp những người bảo thủ Sunni đang điều hành đất nước. Trụ sở này đã bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho những nhóm vũ trang nổi dậy ở Somalia.
Lực lượng Quds ở Arab hỗ trợ các nhóm khủng bố tồn tại bên trong các quốc gia ở vùng Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, chính phủ người Hồi giáo Sunni ở Arab không đánh giá cao sự hỗ trợ của Iran.
Lực lượng Quds ở Trung Á hỗ trợ lực lượng khủng bố dòng Shia và Sunni tại những nước từng thuộc Liên Xô. Tuy nhiên, hoạt động của Quds kín đáo hơn so với al-Qaeda.
Ở Iran, nhiều người cho rằng, lực lượng Quds cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các nhà lãnh đạo al-Qaeda, dù tổ chức này dính líu tới nhiều tội ác chống lại người Hồi giáo Shia bên ngoài Iran.
Lực lượng Quds tin rằng: “ Kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Trên thực thế, vấn đề này gây tranh cãi trong chính phủ Iran. Hơn nữa, cái chết của Osama bin Laden tạo cơ hội hiếm hoi cho Quds mở rộng mạng lưới của mình và ngăn cản người Hồi giáo dòng Sunni tiêu diệt dòng Shia. http://quocphong.baodatviet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét