Quân Sự - Chính Trị
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam chạy thử
Đầu tháng 12/2012, hãng đóng tàu Admiralteiskye verfi (Nga) đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm đầu tiên lớp Projekt 06361 Varshavyanka, một nguồn tin tại hãng đóng tàu cho hay.
Nguồn tin không nói rõ quốc gia đặt hàng tàu này là nước nào. Theo thông tin chưa được khẳng định, quốc gia đặt hàng đã đặt tên Hà Nội cho tàu ngầm này theo tên thủ đô của Việt Nam.
Dự kiến, tàu ngầm được đóng hoàn thiện sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 8/2013.
Trong thời gian chạy thử, tàu ngầm Hà Nội sẽ trú đóng tại cảng Svetly, gần Kaliningrad.
Đây là tàu đầu tiên thuộc biến thể xuất khẩu Projekt 06361, được lắp các trang thiết bị cải tiến và mới. Cụ thể, nguồn tin tiết lộ, tàu được trang bị hệ thống mới bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn. Hệ thống này trước đó đã được thử nghiệm thành công trên tàu ngầm St. Peterburg lớp Projekt 677 Lada của Nga.
Theo kế hoạch hiện tại, sau tết, tàu ngầm Projekt 06361 sẽ thực hiện 6 cuộc đi biển, mỗi cuộc dài 10-12 ngày để huấn luyện thủy thủ đoàn Việt Nam.
Đầu tháng 5/2013, con tàu với số hiệu nhà máy 01339 này sẽ trở lại xưởng đóng tàu Admiralteiskye verfi để khắc phục những trục trặc phát hiện được. Tháng 8/2013, dự kiến tàu được bàn giao cho Việt Nam.
Tàu ngầm này được khởi đóng vào năm 2010 và hạ thủy vào tháng 8/2012.
Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka vào năm 2009 do Admiralteiskye verfi đóng trị giá 1,8 tỷ USD. Tháng 7/2011, có tin, Việt Nam sẽ nhận được tàu ngầm đầu tiên vào năm 2014 và chiếc cuối cùng vào năm 2019.
Hiện nay, Việt Nam chưa có hạm đội tàu ngầm và các tàu Varshavyanka sẽ là những tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Dự kiến, Hải quân Nga sẽ giúp Hà Nội xây dựng các căn cứ tàu ngầm. Năm 2010, có tin, Nga cũng có thể cấp tín dụng xuất khẩu để Việt nam xây dựng một căn cứ hải quân, mua tàu và xây dựng không quân hải quân.
Tàu ngầm lớp Kilo Projekt 636 có lượng giãn nước 3.950 tấn, tốc độ đến 20 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Tàu được trang bị 6 ống phòng lôi 533, có thể dùng để rải thủy lôi và phóng tên lửa hành trình.
Nguồn : Red.vn
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012
Toàn văn Luật biển Việt Nam 2012
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII tại phiên họp cuối ngày 21-6-2012 của kỳ họp thứ ba đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển với số phiếu tán thành là 495/496.
Luật Biển Việt Nam có bảy chương, 55 điều với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong điều 1. Luật Biển bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.
Đây là một sự kiện lớn, một tin vui lớn, đáp ứng những đòi hỏi của tình hình phát triển đất nước hiện nay, thỏa mãn tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Luật Biển là một văn kiện pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết của đất nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển quốc gia, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cao nhất cho mọi công việc sử dụng, khai thác và bảo vệ vùng biển nước nhà.
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012
Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam
Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21/6.
Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, ngày 15/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý
Việt Nam đề nghị mua lại 18 máy bay Su-30K
Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.
Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.
Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.
Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.
Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.
Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
Nhật Bản nên học theo Việt Nam
Bài báo cổ vũ việc chính phủ Nhật Bản nên bắt chước phương thức ngoại giao của Việt Nam trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Bài báo nói rằng “tấm gương” cho Nhật Bản hiện nay chính là Việt Nam. Dù có những thua kém về sức mạnh quân sự, nhưng trên mặt trận ngoại giao, trí tuệ Việt Nam được phát huy rất mạnh mẽ và không hề tỏ ra lép vế so với Trung Quốc.
Đối với vấn đề biển Đông, Việt Nam sử dụng con bài ngoại giao đa phương làm một mũi tấn công sắc bén. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua sắm mới và nâng cấp vũ khí từ Liên Bang Nga, đồng thời hợp tác khai thác dầu khí ở các giếng dầu trên biển Đông, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế và quốc phòng với Mỹ, xây dựng căn cứ hải quân và tổ hợp bảo dưỡng tàu chiến ở quân cảng Cam Ranh…
Bài báo nói rằng “tấm gương” cho Nhật Bản hiện nay chính là Việt Nam. Dù có những thua kém về sức mạnh quân sự, nhưng trên mặt trận ngoại giao, trí tuệ Việt Nam được phát huy rất mạnh mẽ và không hề tỏ ra lép vế so với Trung Quốc.
Đối với vấn đề biển Đông, Việt Nam sử dụng con bài ngoại giao đa phương làm một mũi tấn công sắc bén. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua sắm mới và nâng cấp vũ khí từ Liên Bang Nga, đồng thời hợp tác khai thác dầu khí ở các giếng dầu trên biển Đông, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế và quốc phòng với Mỹ, xây dựng căn cứ hải quân và tổ hợp bảo dưỡng tàu chiến ở quân cảng Cam Ranh…
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
Điểm mới trong Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc 2012
VietnamDefence - Báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc (Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012) của Lầu Năm Góc công bố tháng 5/2012 nhìn chung ít thông tin và số liệu, bảng biểu so với các báo cáo trước đó.
Việc trình các báo cáo thường niên này cho Quốc hội Mỹ đã trở thành bắt buộc đối với Bộ Quốc phòng Mỹ theo đạo luật về ngân sách quốc phòng năm 2000 (National Defense Autorisation Act for Fiscal Year 2000, Section 1202), sau đó các yêu cầu đối với các báo cáo được nêu rõ, điều chỉnh trong một đạo luật năm 2010 (National Defense Autorisation Act for Fiscal Year 2010, Section 1246).
Pháp giới thiệu xe chiến đấu bộ binh cho người lính tương lai
VietnamDefence - Cục Mua sắm quốc phòng Pháp DGA trước cuối năm 2012 sẽ cung cấp cho quân đội xe chiến đấu bộ binh bọc thép mới (VBCI)được phát triển cho binh lính sử dụng bộ trang bị người lính tương lai FELIN (Fantassin a Equipements et Liaisons Integres).
Mỹ trình làng súng phóng lựu phi sát thương
VietnamDefence - Công ty Mỹ Moog Inc. đã giới thiệu tại triển lãm Eurosatory-2012 ở Pháp súng phóng lựu phi sát thương EAGLS (Electrically Articulated Grenade Launcher System) dùng để giải tán biểu tình.
Súng phóng lựu EAGLS (miltechmag.com)
Lính trinh sát Nga trang bị 'cây nhiệt đới'
VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nga đã bắt đầu mua sắm các thiết bị trinh sát điện tử có thể rải vào nơi đóng doanh trại địch.
Các thiết bị trinh sát tự động sẽ hỗ trợ đắc lực cho bộ đội trinh sát, song không thể thay thế họ
Nga thử nghiệm 2 UAV mới
Bộ Quốc phòng Nga đang tiến hành thử nghiệm phương tiện bay trinh sát không người lái tầm gần Eleron-3 và Eleron-10.
Theo Interfax, Tư lệnh Lục quân Nga Thượng tướng Vladimir Chirkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga đang thử nghiệm một vài thiết bị bay không người lái do Nga sản xuất phục vụ cho Lục quân.
“Chúng tôi đang tiến hành thử cấp nhà nước các tổ hợp trinh sát đường không cự li gần Eleron-3 có bán kính hoạt động 25km và Eleron-10 có bán kính 50km do công ty cổ phần Eniks ở Kazan sản xuất", ông Chirkin nói.
Theo ông này, các tổ hợp không người lái Takhion do Izhmash sản xuất có bán kính hoạt động 40Km và ZALA421-08 do ZALA AERO sản xuất có bán kính hoạt động 15km cũng chuẩn bị để được thử nghiệm.
Theo Interfax, Tư lệnh Lục quân Nga Thượng tướng Vladimir Chirkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga đang thử nghiệm một vài thiết bị bay không người lái do Nga sản xuất phục vụ cho Lục quân.
“Chúng tôi đang tiến hành thử cấp nhà nước các tổ hợp trinh sát đường không cự li gần Eleron-3 có bán kính hoạt động 25km và Eleron-10 có bán kính 50km do công ty cổ phần Eniks ở Kazan sản xuất", ông Chirkin nói.
Theo ông này, các tổ hợp không người lái Takhion do Izhmash sản xuất có bán kính hoạt động 40Km và ZALA421-08 do ZALA AERO sản xuất có bán kính hoạt động 15km cũng chuẩn bị để được thử nghiệm.
Cam Ranh trong quan hệ Việt - Mỹ
Defense - Update mới đây đăng tải một bài viết của tác gải Richard Dudley đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Nội dung bài viết tập trung chủ yếu vào hy vọng của Mỹ về việc Việt Nam mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự cũng như những "e ngại" của Việt Nam về vấn đề này. Bài viết có tiêu đề: "Vịnh Cam Ranh là món quà hay cái giá của vũ khí sát thương?".
Nội dung bài viết tập trung chủ yếu vào hy vọng của Mỹ về việc Việt Nam mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự cũng như những "e ngại" của Việt Nam về vấn đề này. Bài viết có tiêu đề: "Vịnh Cam Ranh là món quà hay cái giá của vũ khí sát thương?".
Hải quân Mỹ muốn khoác 'áo tàng hình' mới cho tàu ngầm
Hải quân Mỹ tiếp tục đưa ra một ý tưởng phát triển công nghệ tàng hình mới cho các tàu ngầm tương lai của họ.
Hải quân Mỹ đang đầu tư vào một nghiên cứu có thể giúp tàu ngầm phát ra ít tiếng ồn hơn khi hoạt động.
Được phát triển bởi Công ty Cổ phần Kỹ thuật WeidlingerAssociates (có trụ sở ở New York) bằng tiền tài trợ của Văn phòng Nghiên cứu đổi mới mới thuộc Hải quân Mỹ.
Jeffrey Cipolla, một viên chức cấp cao của Weidlinger tiết lộ, công nghệ mới được gọi là Coating (áo choàng), gồm việc khắc và biến dạng nhôm để vật liệu này có “"khả năng đàn hồi" - một thể thức được đơn vị nghiên cứu gọi là "kim loại hoá lỏng".
Hải quân Mỹ đang đầu tư vào một nghiên cứu có thể giúp tàu ngầm phát ra ít tiếng ồn hơn khi hoạt động.
Được phát triển bởi Công ty Cổ phần Kỹ thuật WeidlingerAssociates (có trụ sở ở New York) bằng tiền tài trợ của Văn phòng Nghiên cứu đổi mới mới thuộc Hải quân Mỹ.
Jeffrey Cipolla, một viên chức cấp cao của Weidlinger tiết lộ, công nghệ mới được gọi là Coating (áo choàng), gồm việc khắc và biến dạng nhôm để vật liệu này có “"khả năng đàn hồi" - một thể thức được đơn vị nghiên cứu gọi là "kim loại hoá lỏng".
Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc xin tăng viện
Người đứng đầu Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, tướng James Thurman, mới kiến nghị Lầu Năm Góc cấp thêm trực thăng tấn công, và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa.
“Để nâng cao năng lực chiến đấu cho lữ đoàn không quân, tôi đã đề nghị ưu tiên cấp thêm cho chúng tôi một phi đội máy bay trinh sát và tấn công. Ngoài ra, tôi cũng đề nghị nâng cao khả năng chiến đấu cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo”- tướng James nói.
“Để nâng cao năng lực chiến đấu cho lữ đoàn không quân, tôi đã đề nghị ưu tiên cấp thêm cho chúng tôi một phi đội máy bay trinh sát và tấn công. Ngoài ra, tôi cũng đề nghị nâng cao khả năng chiến đấu cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo”- tướng James nói.
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
Việt Nam sản xuất thành phần nhiên liệu tên lửa Scud
Gần đây, Viện Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân), đã nghiên cứu thành công sản xuất chất Oxy hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa R-17E (Scud).
Chất O (chất ô-xi hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa lỏng) của tổ hợp tên lửa mặt đất R-17E là hỗn hợp trên cơ sở a-xít HNO3 và ô-xít N2O4.
Chất O là một trong hai thành phần quan trọng cấu thành nhiên liệu lên lửa lỏng nói chung, nhiên liệu cho tên lửa R-17E nói riêng. Qua thời gian dài bảo quản, do tác động của môi trường, hiện nay nhiên liệu đã xuống cấp, chất lượng giảm, không bảo đảm các thông số kỹ thuật nên ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp khí tài.
Chất O (chất ô-xi hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa lỏng) của tổ hợp tên lửa mặt đất R-17E là hỗn hợp trên cơ sở a-xít HNO3 và ô-xít N2O4.
Chất O là một trong hai thành phần quan trọng cấu thành nhiên liệu lên lửa lỏng nói chung, nhiên liệu cho tên lửa R-17E nói riêng. Qua thời gian dài bảo quản, do tác động của môi trường, hiện nay nhiên liệu đã xuống cấp, chất lượng giảm, không bảo đảm các thông số kỹ thuật nên ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp khí tài.
Nga sẽ giảm một nửa số nhà máy đạn
Đến cuối năm 2012, Bộ Công thương sẽ giải thể một nửa các xí nghiệp đạn dược của Nga. Các xí nghiệp còn lại được hợp nhất thành 5 tập đoàn sản xuất chuyên ngành.
Nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết 106 xí nghiệp sản xuất đạn dược sẽ chỉ còn lại 56. Theo nguồn trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng, 56 xí nghiệp còn lại sau khi cắt giảm sẽ được hợp nhất vào tập đoàn sản xuất.
Theo nguồn tin này, 56 xí nghiệp, được hợp nhất vào 5 tập đoàn sản xuất, sẽ được trang bị các loại máy móc hiện đại, đáp ứng việc tổ chức sản xuất mềm. Đồng thời trang thiết bị dùng cho sản xuất loạt lớn sẽ được niêm cất như trang bị dự trữ để trong trường hợp có nhu cầu có thể nhanh chóng triển khai trở lại.
Nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết 106 xí nghiệp sản xuất đạn dược sẽ chỉ còn lại 56. Theo nguồn trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng, 56 xí nghiệp còn lại sau khi cắt giảm sẽ được hợp nhất vào tập đoàn sản xuất.
Theo nguồn tin này, 56 xí nghiệp, được hợp nhất vào 5 tập đoàn sản xuất, sẽ được trang bị các loại máy móc hiện đại, đáp ứng việc tổ chức sản xuất mềm. Đồng thời trang thiết bị dùng cho sản xuất loạt lớn sẽ được niêm cất như trang bị dự trữ để trong trường hợp có nhu cầu có thể nhanh chóng triển khai trở lại.
Israel giới thiệu tên lửa chống tăng Mini Spike
Tại triển lãm vũ khí Eurosatory 2012, Rafael Advanced Defense Systems (Israel) giới thiệu hệ thống tên lửa xách tay Mini-Spike.
Mini - Spike được thiết kể để tiêu diệt các loại xe thiết giáp hạng nhẹ, hỏa điểm, công sự phòng ngự đối phương, các vị trí tập trung bộ binh... Loại vũ khí này được biên chế cho cấp trung đội và đại đội.
Biên chế khẩu đội hệ thống tên lửa gồm một xạ thủ mang bệ phóng và 2 tên lửa, người thứ hai mang 4 tên lửa.
Mini - Spike được thiết kể để tiêu diệt các loại xe thiết giáp hạng nhẹ, hỏa điểm, công sự phòng ngự đối phương, các vị trí tập trung bộ binh... Loại vũ khí này được biên chế cho cấp trung đội và đại đội.
Biên chế khẩu đội hệ thống tên lửa gồm một xạ thủ mang bệ phóng và 2 tên lửa, người thứ hai mang 4 tên lửa.
Philippines cầm cự được bao lâu trước Trung Quốc?
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đã bước vào tháng thứ hai, nhiều chuyên gia tự hỏi liệu Philippines cầm cự được bao lâu khi Bắc Kinh tăng áp lực về ngoại giao, quân sự.
Dưới đây là bài phân tích của Javad Heydarian về vấn đề trên, đăng trên trang mạng The Diplomat:
Nếu như đây chỉ đơn giản là một vấn đề mang tính hợp pháp thì chắc chắn các bằng chứng đều chống lại Trung Quốc. Khu vực tranh chấp rõ ràng nằm trong Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines và cách xa đất liền Trung Quốc hàng trăm dặm. Luật pháp quốc tế cũng nghiêng về phía Philippines.
Dưới đây là bài phân tích của Javad Heydarian về vấn đề trên, đăng trên trang mạng The Diplomat:
Nếu như đây chỉ đơn giản là một vấn đề mang tính hợp pháp thì chắc chắn các bằng chứng đều chống lại Trung Quốc. Khu vực tranh chấp rõ ràng nằm trong Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines và cách xa đất liền Trung Quốc hàng trăm dặm. Luật pháp quốc tế cũng nghiêng về phía Philippines.
'Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ để giữ thể diện'
"Tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Trung Quốc không thể liên lạc với trung tâm khi lặn, chỉ hoạt động luẩn quẩn gần bờ, dễ bị tổn thương và chỉ để "giữ thể diện".
Đó là nhận định của chuyên gia Robert Karniol trong một bài phân tích có tiêu đề "Vấn đề gai góc phế bỏ tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc", được đăng tải trên tờ The Straits Times của Singapore.
Đó là nhận định của chuyên gia Robert Karniol trong một bài phân tích có tiêu đề "Vấn đề gai góc phế bỏ tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc", được đăng tải trên tờ The Straits Times của Singapore.
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
Cơn ác mộng từ 'Các mụ phù thủy bay đêm' của Stalin
Họ đã xuất kích trong sương mù, trong giông tố, với động cơ trả thù nhà và làm bẽ mặt… cánh đàn ông khinh thường phụ nữ.
Phụ nữ lái máy bay chiến đấu? Sau một thời gian do dự ban đầu, Đại nguyên soái Joseph Stalin đã chấp thuận thành lập Trung đoàn máy bay ném bom 588 gồm toàn nữ phi công.
Năm 1941, quân đội Đức bội ước tấn công Liên Xô và cuối năm 1941, chồng của Antonina Bondareva đã hy sinh ở ngoại ô Moscow. Người mẹ của đứa con gái 3 tuổi này đã thề “đền nợ nước, trả thù nhà” và quyết định chiến đấu chống quân phát xít Đức đến cùng… bằng máy bay ném bom như người chồng quá cố.
“Nữ át chủ bài” của không quân Liên Xô: Các nữ phi công Lilia Litvak, Katja Budanova và Maria
Thiếu sót trong báo cáo về quân sự Trung Quốc
Mỹ quá “nới tay” trong việc phác thảo chân dung Trung Quốc nói chung và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) nói riêng.
Ông Gabe CollinsNhững ngày qua, dư luận thế giới đang rất quan tâm tới bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về tình hình phát triển quân sự của Trung Quốc.
Ông Gabe CollinsNhững ngày qua, dư luận thế giới đang rất quan tâm tới bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về tình hình phát triển quân sự của Trung Quốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)