Hải quân Mỹ tiếp tục đưa ra một ý tưởng phát triển công nghệ tàng hình mới cho các tàu ngầm tương lai của họ.
Hải quân Mỹ đang đầu tư vào một nghiên cứu có thể giúp tàu ngầm phát ra ít tiếng ồn hơn khi hoạt động.
Được phát triển bởi Công ty Cổ phần Kỹ thuật WeidlingerAssociates (có trụ sở ở New York) bằng tiền tài trợ của Văn phòng Nghiên cứu đổi mới mới thuộc Hải quân Mỹ.
Jeffrey Cipolla, một viên chức cấp cao của Weidlinger tiết lộ, công nghệ mới được gọi là Coating (áo choàng), gồm việc khắc và biến dạng nhôm để vật liệu này có “"khả năng đàn hồi" - một thể thức được đơn vị nghiên cứu gọi là "kim loại hoá lỏng".
Công nghệ hạn chế tiếng ồn phát ra khi tàu ngầm và các phương tiện không người lái dưới mặt biển hoạt động đang ở giai đoạn phát triển thứ 2. Theo đó, đơn vị nghiên cứu tìm cách tạo ra một lớp phủ bên ngoài có đường bao dải rộng, các ống dẫn sóng thụ động, giúp phân tán năng lượng âm thanh quanh một vật thể. "Điều này làm cho nó gần như không thể phát hiện được” đối với sonar siêu âm chủ động, đại diện công ty này nói vậy.
Lớp áo choàng này cũng "tách và ngắt" chấn rung cấu trúc của tàu từ mặt nước, giảm tín hiệu phản xạ sóng siêu âm thụ động.
Tàu ngầm của Hải quân Mỹ sẽ có khả năng tàng hình tốt hơn khi được trang bị công nghệ Coating.
Theo ông Cipolla, cơ sở cho công nghệ tàng hình mới là việc thực hiện khắc nhôm theo các đường lục giác và tạo ra một lớp phủ hình trụ từ cấu trúc ngăn lục giác tổ ong.
Lớp áo choàng tàng hình này sẽ rất nặng cho tàu ngầm được trang bị, và Hải quân Mỹ phải chấp nhận điều này, ông Cipolla nói, nếu như họ muốn theo đuổi công nghệ này.
"Bất cứ công nghệ tàng hình nào đáng giá sẽ rất nặng”, ông Cipolla nói thêm, "Coating sẽ không có bất kỳ loại "sơn phủ" nào. Đó sẽ là một kết cấu mà phải gắn vào tàu ngầm”.
(ĐVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét