Trước tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, các thành viên Hạ viện Mỹ muốn đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật trở lại Hàn Quốc.
Quốc hội Mỹ đã ủng hộ kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật quay trở lại Hàn Quốc. Đây được coi là một phương tiện để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên. Điều này càng rõ hơn sau khi Triều Tiên thực hiện việc phóng tên lửa tầm xa và có nhiều khả năng sẽ tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Trước năm 1991, Quân đội Mỹ đã triển khai vũ khí và tên lửa hạt nhân chiến thuật ở Nam bán đảo Triều Tiên, nhưng sau đó đã được rút đi theo tuyên bố Bắc – Nam năm 1992 về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hôm 9/5, Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, nơi mà đảng Cộng Hòa đang thắng thế, đã duyệt việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về Quốc phòng năm 2013.
Trong đó đề cập đến việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ và tái bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó cũng yêu cầu báo cáo về hiệu quả để có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên bán đảo Triều Tiên.
Người khởi xướng việc sửa đổi là Frenks Trent, thành viên của Đảng Cộng Hòa trong Hạ viện,. Ông này lý giải, trong những năm gần đây Washington nhiều lần yêu cầu giới chức Bắc Kinh hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề về Triều Tiên.
Ngược lại, Trung Quốc đã bán một số phần tử cấu thành cần thiết để Triều Tiên chế tạo vũ khí hạt nhân. Vì vậy, bây giờ là thời điểm phải tập trung để bảo vệ quyền lợi Mỹ trước các mối đe dọa đến từ Triều Tiên cũng như tăng cường hợp tác với các đồng minh.
Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Hàn Quốc lại “không mặn mà” trước sự trở lại của vũ khí hạt nhân Mỹ trên bán đảo Triều Tiên ù nhiều chính trị gia Hàn Quốc ủng hộ động thái này.
Theo Seoul, động thái này sẽ không giải quyết được vấn đề hạt nhân của Triều Tiên mà còn đi ngược lại với tinh thần phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, trong đó “Mỹ rút hết vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Hàn Quốc”.
Tuy nhiên, Seoul cũng tin rằng việc sửa đổi và bổ sung pháp luật này sẽ rất khó được Thượng viện Mỹ thông qua.
(ĐVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét