Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Điện Mật SQ Mỹ tại Indonesia: Áp lực của Trung Quốc đối với những công ty dầu khí tại BĐ


Trung Quốc có vẻ tự tin hơn trong các hoạt động cạnh tranh nhằm thế chân Mỹ, Anh trong các liên doanh thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông. Với lợi thế được hậu thuẫn đầu tư vốn của chính phủ, doanh nghiệp Trung Quốc đang dần trở thành một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực khai thác năng lượng tại khu vực.


(Các lô khai thác dầu khí tại khu vực biển Natuna)

Xuất xứ: Đại sứ quán Mỹ tại Jakarta (Indonesia)

Thời gian phát điện: Thứ năm, ngày 28/02/2008: 06h13 UTC

Thời gian công bố: Thứ năm, ngày 01/09/2011: 23h24 UTC

Phân loại: Điện Mật

(1).Indonesia không phải là một bên xung đột trong các khu vực có tập trung tranh chấp tại biển Đông, (thảo luận trong điện riêng). Họ không có những mỏ dầu lớn nhất tại Biển Đông. Theo Chính phủ Indonesia ( Government Of Indonesia – GOI ) và các nhà thầu công nghiệp, Lô hợp đồng khai thác chung (PSC) D-Alpha tại vùng biển Natuna có chứa một lượng khí gas ước tính tới 46 tỷ mét khối có thể khai thác thương mại. Nhà Cổ đông ExxonMobil (EM) của liên doanh PSC hiện đang gặp bế tắc trong đàm phán với chính phủ Indonesia về các điều khoản và điều kiện nhằm gia hạn hợp đồng cho liên doanh PSC. Một vài hãng, trong đó có PetroChina của Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ Indonesia xem liệu những bế tắc trong đàm phán với EM có cho họ một cơ hội mở để tham gia vào dự án này. Những người liên lạc của EM nói với chúng tôi rằng, cách hành xử của PetroChina là phù hợp với tính thực dụng thông thường của ngành công nghiệp.

(2).Không có tồn tại những tranh chấp về ranh giới của Natuna: Lô khai thác D-Alpha tại biển Natuna nằm trên tuyến phân giới cắm mốc hàng hải với Malaysia. Hai quốc gia đã đồng ý chia đường ranh giới hàng hải của họ năm 1972. Trong năm 2003, Việt Nam và Indonesia cũng đã ký một nghị quyết trên đường hải giới có tranh chấp tại biển Natuna. Kể quả là, Indonesia lấy lại lô cũ VAMEX 08/97 và Việt Nam giữ lại lô số 7.

(3).Trung Quốc quan tâm tới Natuna: Theo những người liên lạc tại ExxonMobil của chúng ta, kể từ khi chính phủ Indonesia tuyên bố cân nhắc việc lấy lại hợp đồng khai thác chung Lô D-Alpha tại Natuna từ EM hồi đầu năm nay, nhiều công ty năng lượng đã bắt đầu đưa ra yêu cầu theo đuổi việc khai thác lô này. Theo nhà quản lý hàng đầu của EM-Indonesia, chỉ có ba công ty là EM, Total và Shell có các báo cáo tài chính, công nghệ chuyên môn và đội ngũ kỹ sư lành nghề cho thấy họ có thể đưa được khí gas từ Natuna tới thị trường. Tuy nhiên, một vài công ty nhỏ hơn, trong đó bao gồm cả công ty PetroChina của Trung Quốc, đã đề nghị với chính phủ Indonesia về việc họ có sự quan tâm với lô khai thác này. Người liên lạc tại ExxonMoble cũng nói với chúng tôi rằng, dù sao, đó cũng là những hành động thực dụng công nghiệp theo tiêu chuẩn được thực hiện trước những thông tin về các vụ đàm phán bế tắc. Họ nói rằng không thấy những cản trở hay sự bất thường nào trong những yêu cầu của công ty PetroChina. Công ty ExxonMobil cũng chưa hề nhường nhịn Shell, họ cho rằng Shell đã có những hành động thiếu tin cậy khi tiếp cận trực tiếp với chính phủ Indonesia bằng những đề nghị phát triển thay thế chi tiết. ExxoMobil buộc tội cho nhiều những khó khăn hiện nay của họ là do đề nghị kia của Shell gây ra, điều đã khiến cho ExxonMobil bị cắt mất 3 tỷ trong bản kế hoạch phát triển 13 tỷ USD của họ. Những người điều hành của ExxonMobil nói với chúng tôi rằng, luật sư của họ đã gửi thư cho Shell đề nghị dừng sự việc (sease-and-desit) và họ sẽ còn có những biện pháp dân sự tiếp theo.

(4).Những cố gắng đa phương hiếm hoi: Liên quan tới những xung đột được nhắc tới qua đàm thoại, trong năm 1991 Indonesia dã bắt đầu một vòng những cố gắng ngoại giao đa phương nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình đối với những yêu sách gây xung đột tại Biển Đông. Trong năm 1992, Indonesia tiếp tục có những tác động hậu trường để nhằm đạt được tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc, văn bản kêu gọi các bên cùng kiềm chế đối với những yêu sách lãnh thổ tại Biển Đông. Ông Hasjim Djalal, luật gia hàng hải hàng đầu của chính phủ Indonesia, ông cũng là người sáng lập của nhóm cố vấn Dino Djalal cho Tổng thống Indonesia đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo đa phương năm 1996 để tìm kiếm một giải pháp đột phá cho những hợp tác phát triển chung tại Biển Đông. Chính phủ hiện nay của Indonesia không có một quan điểm chính thức đối với những yêu sách gây xung đột tại Biển Đông và chưa cho ra được tuyên bố nào gần đây đối với vấn đề trên. Indonesia ủng hộ giải quyết tất cả các dạng tranh chấp như vậy theo khuôn khổ của Tuy bố chung ASEAN về cách ứng xử của các bên (COC) tại Biển Đông./

nguồn

Các bài liên quan




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét