Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Chuyên gia Nga nói về đóng tàu chiến Việt Nam

Việt Nam đang từng bước tích cực, chủ động mua dây chuyền chuyển giao công nghệ và tự mua thiết kế để đóng được những tàu quân sự hiện đại

 Chuyên gia quân sự Andrei Bykov, chủ trang chuyên phân tích quân sự chính trị Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope 2) của Nga mới đây có một bài viết nói về những chiến lược hợp tác đóng tàu quân sự linh hoạt, mạnh mẽ và những kinh nghiệm, thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam trong thời gian gần đây.

Đất Việt xin trích dẫn lại bài viết, với tiêu đề: "Sức mạnh đóng tàu quân sự Việt Nam". Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt Nam đang trở nên là một quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu quân sự tiên tiến hơn bằng việc gia tăng mức độ công nghệ đóng tàu phức tạp đối với cả hai loại tàu chiến và tàu hỗ trợ tới các nhà máy đóng tàu cho Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam.

Khởi đầu bằng một tàu tuần tra có thiết kế tương đối đơn giản như dự án của Tập đoàn Damen (Hà Lan) và dự án của Nga/Ukraina, nhà máy đóng tàu bắt đầu để xây dựng thêm các dự án đóng tàu quân sự khác phức tạp hơn.

Tuy nhiên, với những nỗ lực để đóng một tàu tên lửa cỡ lớn đã cho ra đời dự án BPS-500 được khởi công vào cuối những năm 1990.


Tàu HQ-381 của HQNDVN.

Được thiết kế bởi viện thiết kế phương Bắc của Nga, tàu tên lửa BPS-500 có chiều dài 62,2 m, tải trọng 609 tấn, được trang bị với động cơ diesel MTU, làm cho con tàu có thể tăng tốc độ tới 32,5 hải lý/giờ, hệ thống vũ khí bao gồm được trang bị với 8 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran.

Ban đầu, dự án này đã được Việt Nam lên kế hoạch để đóng tới 10 tàu, nhưng cuối cùng chỉ có một chiếc, mang số hiệu HQ-381 được đóng hoàn thành.

Có lẽ, do nguyên nhân đóng con tàu thứ hai ở nhà máy đóng tàu Ba Son (TP HCM) gặp nhiều trục trặc trong quá trình đóng và thử nghiệm.

Không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng Việt Nam đã rút ra một bài học từ sự thất bại của dự án này, họ (Việt Nam) bắt đầu chuẩn bị một thời gian dài để sản xuất một loại tàu mới, tàu pháo TT400TP có trọng tải 400 tấn.

Về thiết kế bề ngoài, con tàu này gần giống với loại tàu Project Lan của Ukraina, và thực tế, đó chính là thiết kế của tàu lớp Lan được Ukraina bán cho Việt Nam với trung gian là công ty Ukrinmash. Một loạt 3 tàu TT400TP đã được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu 173, thuộc Công ty đóng tàu Hồng Hà ở gần Hải Phòng.

Chiếc tàu TT400TP đầu tiên mang tên HQ-272 đã được đóng từ tháng 4/2009, hơn 2 năm sau đó, tháng 8/2011 con tàu được hạ thủy và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối tháng 9/2011 sau khi đã chạy thử và kiểm tra hệ thống vũ khí thành công.

Tàu HQ-272 đã được Hải quân Việt Nam chính thức giới thiệu vào đầu năm 2012. Trong khi đó, tàu TT400TP thứ hai, mang tên HQ-273 cũng đã bắt đầu thử nghiệm trước thời hạn cách đây 5 tháng (kế hoạch thử nghiệm ban đầu vào tháng 3/2012).

Trước đó, Việt Nam cũng có kế hoạch đóng thêm 3 tàu TT400TP được thiết kế rút gọn cho Cảnh sát biển.


Tàu TT400TP HQ-273 đã thử nghiệm vượt tiến độ tới 5 tháng.
Tàu pháo TT400TP có chiều dài 54,16 m, rộng 9,16 m, mướn nước 2,7 m và có tải trọng 400 tấn, được trang bị 3 động cơ diesel MTU nên có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 32 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của tàu là 2.500 hải lý khi di chuyển ở tốc độ 14 hải lý/giờ, khả năng hoạt động độc lập trên biển trong 30 ngày.

Ở phía trước mũi tàu được trang bị một khẩu pháo 76 mm AK-176, ngoài ra phía đuôi còn được lắp đặt thêm hệ thống pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630. Hệ thống radar bao gồm radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02 Bagira cũng như radar phát hiện mục tiêu trên không và radar định vị.

Tàu tuần tra bờ biển của Damen

Các nhà thiết kế hãng Damen chuyển giao công nghệ tàu chiến, tàu tầu tra cảnh sát biển loại tàu kích thước 90 mét, cho nhà máy đóng tàu Sông Thu Mới ở Đà Đẵng.

Hợp đồng đang trong quá trình thực hiện ban đầu là 2 chiếc, được Damen thiết kế đã bắt đầu được đóng trong tháng 1/2012 tại nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phòng.

Các biến thể khác và loại tàu khác sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Sông Thu Mới ở Đà Đẵng, nhà máy đóng tàu 189 cũng tiến hành đóng thêm số lượng lớn các tàu loại này. Rõ ràng, đây là động thái có chủ đích của Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải và bảo vệ ngư dân.

Tàu tuần tra này chủ yếu sử dụng để bảo vệ các ngư trường đánh bắt cá, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển, công tác hậu cần. Theo dự kiến sẽ được hoàn tất bàn giao trong giữa năm 2012.

Tàu tuần tra ven biển sẽ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ khu câu cá, tìm kiếm và cứu nạn, và hậu cần. Báo cáo về các thử nghiệm của tàu này, được dự kiến ​​sẽ giao hàng vào giữa năm 2012.




Thiết kế đồ họa của tàu DN-2000 tương lai của Việt Nam.
Tàu tải trọng 2.400 tấn, thuộc dự án 9014 (DN-2000), được phát triển bởi Damen, có chiều dài 90 m, chiều rộng 14 mét và nướn nước 4 m, trang bị 4 động cơ đẩy diesel điện Caterpillar C3516C, đạt tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ.

Các tàu được trang bị một khẩu súng máy và cả pháo, thiết bị chữa cháy và một bãi hạ cánh cho máy bay trực thăng nặng 14 tấn (chẳng hạn như Ka-27/28).

Ngoài thủy thủ đoàn 40 người, trên tàu có thể mang theo 30 nhân viên cứu hộ và khu vực nghỉ dưỡng của phi hành đoàn được dành riêng cho 50 người.

Các nguồn tin của Nga cho biết rằng, Việt Nam đang đóng 6 (tùy chọn thêm 4) tàu tên lửa Project 1241.8 Molnyia tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP HCM, sử dụng thiết kế của nhà máy đóng tàu Vympel (Rybinsk), và với sự hỗ trợ kỹ thuật từ CMDB Almaz.

Tuy nhiên, thông tin chi tiết về chương trình đóng tàu này khá ít ỏi. Hải quân Việt Nam đang có hai trong số các tàu thuyền được đóng bởi Rybinsk và 4 tàu tên lửa cao tốc thuộc dự án cũ Project 1241RE.

Tàu hộ tống Sigma và các loại tàu khác

Nhưng khó khăn nhất của chương trình đóng tàu quân sự hứa hẹn là việc đóng 4 tàu hộ tống lớp Sigma, được phát triển bởi Damen.

Theo các báo cáo, Việt Nam đang đàm phán với Damen để đóng cho bốn tàu như vậy (2 tàu đóng ở Hà Lan, và 2 tàu còn lại đóng tại Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ).






Tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan.
Damen từng cung cấp một số dự án tàu phụ trợ cho Việt Nam. Ngày 24/11/2011, Nhà máy đóng tàu Sông Thu đã bàn giao cho Hải quân Việt Nam tàu HMS 6613, được đặt tên là Giáo Sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.

Tàu HMS 6613 được khởi đóng trong tháng 7/2008. Sau đó, tháng 10/2010, họ tiếp tục đóng thêm con tàu cùng loại thứ hai, với thiết kế cấu trúc thượng tầng đã được sửa đổi, dự kiến sẽ ra nhập vào Hải quân Việt Nam trong năm 2014. Các tàu này sẽ được sử dụng để phục vụ thăm dò đáy biển.

Tàu HMS 6613 có chiều dài của 66,35 m, rộng 13,20 m, mướn nước 4 m và có tải trọng 1.550 tấn, được trang bị với bốn động cơ diesel điện Caterpillar 3412C TA. Phạm vi hoạt động - 5.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ, độc lập hoạt động tới 60 ngày đêm, con tàu này được trang bị sonar khảo sát thủy văn Atlas.

Ngoài ra, ba tàu kéo lớn cũng đã được đóng tại nhà máy đóng tàu Sông Thu cho Lực lượng Cảnh sát biển.

Dự kiến, việc bàn giao tàu thứ tư sẽ diễn ra trong năm 2012. Hai tàu kéo dự án DST 4612 là CSB 9001 và CSB 9002 có chiều dài 45,7 m. Tàu thứ ba (CSB 9003) đã được bàn giao trong tháng 7/2011 - đây là loại tàu lớn, tải trọng 1.400 tấn, dài 52 m, và chuyên hoạt động cứu hộ trên biển và ứng phó sự cố tràn dầu.






Tàu HQ-571 chạy thử nghiệm trên biển.

Cùng hợp tác đóng tàu cảnh sát biển và chiến trong các dự án với Damen, Việt Nam cũng xúc tiến đóng một số lượng lớn các tàu hỗ trợ trong các dự án quốc gia. Bao gồm một số lượng lớn các tàu dịch vụ hậu cần tàu, cũng như một số tàu đổ bộ.

Gần đây, nhà máy 189 đã bàn giao cho Hải quân tàu vận tải quân sự tải trọng 2.050 tấn tàu HQ 571 Trường Sa (dự án K122 - có lẽ đây cũng là dự án với Damen). Nhà máy 189 cũng đã đóng và bàn giao tàu bệnh viện K123.

Ngoài việc đóng các tàu thuyền tại các nhà máy đóng tàu Hải quân, Việt Nam cũng đã có được một số lượng đáng kể các tàu chiến làm nền tảng, gồm hai tàu khu trục nhỏ Project 11661 Gepard 3.9 của Nga, được xây dựng tại nhà máy Zelenodolsk trong năm 2011, và hai tàu tuần tra Project 10412 Svetlyak mang tên HQ 264 và HQ 265 vào tháng 1/2012.

Việt Nam tiếp tục ký kết hợp đồng đóng thêm 2 tàu Gepard 3.9 sửa đổi tăng cường khả năng chống ngầm, trong khi đóng thêm hai tàu Svetlyak tại nhà máy đóng tàu ở Vladivostok. Nhưng quan trọng nhất là việc đặt mua 6 ngầm Project 636 (lớp Kilo), được xây đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty. Việc giao chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2014.


Giới thiệu về đối tác Damen

Damen Shipyards Group – Tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan,

Tập đoàn này hiện sở hữu 17 nhà máy đóng tàu ở Hà Lan và 18 nhà máy hợp tác ở nước ngoài (bao gồm Brazil, Romania, Việt Nam và Cuba).

Doanh thu năm 2011 đạt tổng cộng 1,4 tỷ euro, các nhà máy của công ty đang được phục vụ bởi 6 triệu công nhân/kỹ sư (ở Hà Lan là 2.500).

Các lĩnh vực tham gia : Tiếp thị, thiết kế và xây dựng các tùy chọn trong dự án đóng tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống lớp Sigma, tham gia phụ trách của bộ phận trong công ty đóng tàu hải quân đóng tàu Damen Schelde - một công ty con của Tập đoàn đóng tàu Damen.

Hiện nay, Tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan đã tham gia hợp tác ở bốn nhà máy tại Việt Nam, bao gồm: Nhà máy đóng tàu Damen Vinashin, nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Sông Thu và nhà máy 189.


(ĐVO)

Các bài liên quan




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét