Thời gian khởi động nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin trùng với hoạt động phản kháng đông người ở Moscow và cả Hội nghị thượng đỉnh G–8 ở Trại David.
Xem ra, cả hai sự kiện này đã không làm Putin quan tâm lắm. Tổng thống đã không để ý đến những hoạt động phản kháng ở Moscow và thay cho Hoa Kỳ ông có ý định thăm “nước ngoài” trong khối SNG.
Chuyến đi Mỹ lẽ ra phải là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Vladimia Putin sau khi quay trở lại điện Kremli song Putin đã quyết định là thay cho Thủ tướng Dmitri Medvedev sẽ đi dự hội nghị thượng đỉnh G–8 (18–19/5).
Phía Nga giải thích điều này là do tổng thống bận thành lập chính phủ mới. Putin cũng không có thời gian gặp Barak Obama sau hội nghị thượng đỉnh Nga–EC ở Saint–Peterburg (3– 4/6). Dự kiến, ngày 5– 7/6 tổng thống Liên bang Nga đi thăm Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Vladimir Putin.
Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây cả. Trong chiến dịch tranh cử, tại các bài báo của mình, và sau đó trong lễ nhậm chức Putin đã công bố ưu tiên chính trị đối ngoại chủ yếu của mình là củng cố quan hệ với các nước Cộng hoà Xô Viết trước đây. Trước hết đó là Kazakhstan và Belarus các nước được biết là gắn bó với chính sách “bàn tay mạnh”.
Sự lựa chọn như vậy cho thấy hiện Moscow ưu tiên liên minh với các láng giềng hơn là đối thoại với cộng đồng quốc tế. Thật sự, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của nguyên thủ quốc gia cho thấy những ưu tiên chính trị đối ngoại nào là quan trọng hơn cả đối với đất nước.
Có thể không nghi ngờ là Washington đã ghi nhận: Hoa Kỳ vì sao đó đã không có chỗ của mình trong chương trình của Tổng thống Nga. Trong khi đó người Mỹ có mọi cơ sở để hi vọng là tổng thống Obama và tổng thống Putin sẽ tiếp tục chính sách “khởi động lại” mà hai trong những thành quả chủ yếu là việc ký hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) và thoả thuận về trung chuyển hàng hoá quân sự của NATO sang Afganistan.
Theo tin của The Financial Times, việc Putin từ chối dự hội nghị thượng đỉnh G–8 là lần “vắng mặt” đầu tiên của tổng thống Nga trong 15 năm qua.
Hơn nữa, cuộc gặp của các nguyên thủ G–8 đầu tiên dự định tiến hành ở Chicago cùng với hội nghị thượng đỉnh NATO. Washington đã công bố điều này từ mùa hè năm 2011.
Tuy nhiên, ngày 6/3/2012 Nhà Trắng đã quyết định chuyển hội nghị thượng đỉnh về Trại David, dinh thự ngoại ô của các Tổng thống Mỹ. Sự thay đổi này chắc là đã được làm để lấy lòng phái đoàn Nga sau khi Moscow từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO.
Nhưng cũng không đáng khẳng định rằng sự kén chọn như vậy đã làm người Mỹ bị sốc.
Hiện Obama và Putin bàn bất cứ vấn đề cụ thể nào cũng rất phức tạp do chiến dịch bầu cử ở Hoa Kỳ. Và Washington rất hiểu điều này.
Không rõ tổng thống Putin đánh giá các hoạt động phản kháng ở Moscow nghiêm túc đến mức nào, song việc từ chối thăm Hoa Kỳ đã xảy ra ngay sau các sự việc vừa xảy ra ở quảng trường Bolotnaya - nơi phe đối lập đã được phép mít tinh có thời hạn– định “biểu tình ngồi” gần đó vô thời hạn bị cảnh sát giải tán) đương nhiên làm phương Tây chú ý.
Tuy phản ứng của các nhà báo và chính khách phương Tây đối với xô xát giữa những người tham gia tuần hành với cảnh sát đặc nhiệm trên phố Yakimanka Lớn - đường phố ngay cạnh quảng trường Bolotnaya là có kiềm chế và hạn chế ở những lời kêu gọi truyền thống tránh bạo lực và tuân theo tinh thần của hiến pháp.
Đối với Putin, người luôn coi “đối thoại” giữa chính quyền và phe đối lập là công việc nội bộ của đất nước thì những tuyên bố tương tự chỉ là những bản nhạc dễ nghe, đặc biệt nếu so với những gì mà người châu Âu “ném đá” nước Ucraina láng giềng.
Với ý nghĩa này, một chuyến thăm nữa (dẫu không phải là ra nước ngoài mà Putin thực hiện trên cương vị tổng thống đến Hạ Tagil rất đáng được chú ý. Bằng chuyến thăm nhà máy Uralvagon, Putin đã thể hiện một cách hình tượng cho Moscow đang bị những người biểu tình “chiếm lĩnh” những người thực sự ủng hộ ông ở đâu.
Chắc là chúng ta sẽ không bao giờ biết được, có phải thật sự tổng thống tránh cuộc gặp với các đồng nghiệp ở nước ngoài vì không muốn nghe chỉ trích, liệu ông có thật sự chọn ở lại trong nước để thành lập chính phủ của mình, hoặc là muốn nhắc nhở Hoa Kỳ về sự quan ngại đã được nhắc đến nhiều lần về NMD, Syria và những danh sách đen.
Nhưng đôi khi việc chính khách làm một hành động nào đó như thế nào lại nói lên cho những người xung quanh nhiều hơn chính ý nghĩa của hành động đó.
Trong trường hợp này Putin, bất luận nguyên nhân thật sự của ông là gì, chỉ rất rõ cử toạ thật sự thuận lợi đối với ông ở đâu, một cách không cố ý đã đưa các đồng nghiệp ở Minsk và Astana đối lập với Obama.
Năm 2007 tổng thống Vladimia Putin cũng đứng trước một cuộc họp thượng đỉnh định kỳ, đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo từ các nước G–8. Khi đó ông tự xưng là “nhà dân chủ tuyệt đối” và đã nói một câu trở thành nổi tiếng rằng “sau khi Mahatma Gandi mất đi chẳng còn ai mà nói chuyện nữa”.
Bốn năm mà Putin giữ cương vị thủ tướng, xem ra, càng củng cố thêm sự vững tin của ông vào việc kiên trì các nguyên tắc dân chủ. Nếu như năm 2007 dẫu sao ông cũng đã tham dự đàm phán với các đồng nghiệp, thì bây giờ ông cho rằng không cần làm như vậy nữa.
(ĐVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét