Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đã bước vào tháng thứ hai, nhiều chuyên gia tự hỏi liệu Philippines cầm cự được bao lâu khi Bắc Kinh tăng áp lực về ngoại giao, quân sự.
Dưới đây là bài phân tích của Javad Heydarian về vấn đề trên, đăng trên trang mạng The Diplomat:
Nếu như đây chỉ đơn giản là một vấn đề mang tính hợp pháp thì chắc chắn các bằng chứng đều chống lại Trung Quốc. Khu vực tranh chấp rõ ràng nằm trong Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines và cách xa đất liền Trung Quốc hàng trăm dặm. Luật pháp quốc tế cũng nghiêng về phía Philippines.
Tiền lệ tranh chấp ở đảo Palmas cho phép Philippines có lợi thế hơn bất kỳ bên thứ ba nào khi nhờ đến sự can thiệp của trọng tài quốc tế. Trên thực tế, năm 2010, thị trấn phía Bắc Masinloc đã tuyên bố khu vực đó là một phần của chính quyền này.
Mới gần đây, theo Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc, Manila có thể bảo vệ tuyên bố chủ quyền đối với Benham Rise, khu vực thuộc vùng EEZ của Manila trên Thái Bình Dương. Không có gì nghi ngờ khi Manila có thể tự tin mang vụ tranh chấp ở biển Đông tới Tòa án Quốc tế về luật biển.
Cả hai quốc gia đã ký UNCLOS nhưng trong quá khứ, cả hai đều đã “đặt trước” vấn đề tranh chấp này với các trọng tài phân xử quốc tế.
Cựu Tổng thống Philippines Joseph Estrada đã làm rõ vị trí của khu vực trong nhiệm kỳ của mình, còn Bắc Kinh, năm 2006, đã gửi một bản trình bày đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bày tỏ sự sẵn sàng của nước này trước tòa án quốc tế về các vấn đề như “phân định ranh tới hàng hải, lãnh thổ và các hoạt động quân sự”.
Tuy nhiên, tranh chấp lãnh thổ về cơ bản là việc các bên tham gia tranh chấp sẽ vận dụng tất cả các yếu tố sức mạnh quốc gia để bảo vệ quyền lợi của mình, và đây chính xác là điều khiến Philippines có vẻ yếu thế và bị áp đảo.
Trên bề mặt, lợi thế lại đang nghiêng về người Trung Quốc. Chỉ xét về khía cạnh chi phía quân sự, Trung Quốc vượt mặt tất cả những người láng giềng quanh Biển Đông. Các lực lượng vũ trang “hom hem” và thiếu trang bị của Philippines tồn tại với ngân quỹ còm cõi khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm, xếp thứ 59 trên thế giới. Ngược lại, Trung Quốc lại là nước chi tiêu lớn thứ hai thế giới, với ngân sách lên tới hơn 100 tỷ USD và dự tính sẽ tăng gấp đôi đến năm 2015.
Đối mặt với lực lượng hải quân nhỏ bé, đại diện là chiến hạm Gregorio Del Pilar ở khu vực tranh chấp, Trung Quốc không chỉ triển khai các cuộc tập trận quân sự mới mà còn cử cả một hạm đội tàu chiến tới “hăm dọa” Manila.
Trung Quốc còn có sức mạnh về kinh tế. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Philippines Gloria Arroyo, Trung Quốc, thông qua các khoản cho vay ưu đãi hàng tỷ USD và lời hứa đầu tư nhiều dự án cùng "hoa hồng", đã gây ảnh hưởng tới các vị trí lãnh đạo hàng đầu của Manila. Độ ảnh hưởng đó lên tới cực điểm vào năm 2009 qua “luật vạch ranh giới” khi Trung Quốc “cấm” Philippines lên tiếng về khu vực tranh chấp tại biển Đông.
Giờ đây, Trung Quốc phải đối mặt với một vị lãnh đạo có tư tưởng độc lập hơn, vì vậy Bắc Kinh đã tính tới các biện pháp kinh tế khác để “dụ dỗ” Philippines phục tùng mình.
Trung Quốc đang tận dụng việc kết hợp giữa các tư vấn du lịch cùng những lời đe dọa cấm vận kinh tế để “đe dọa” Manila, buộc nước này phải thỏa hiệp.
Ví dụ, Trung Quốc, một thị trường trị giá 250 triệu USD cho ngành xuất khẩu chuối của Philippines, đã bất ngờ áp đặt lệnh giới hạn việc nhập khẩu loại quả này từ Manila, do các lo ngại về độ an toàn.
Căng thẳng càng gia tăng khi truyền thông nhà nước Trung Quốc lên tiếng kêu gọi cấm vận và trừng phạt đối với Manila.
Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi áp đặt cấm vận và buộc tội Philippines vì “đổ thêm dầu vào lửa” trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Còn Nhật báo Quân Giải phóng (Liberation Army Daily) lại cho rằng Philippines “núp sau váy” của Mỹ khi tuyên bố: “Việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược về phương Đông đã cung cấp cho Philippines sự kiểm soát chiến lược, khuyến khích họ thực hiện các hành động mạo hiểm hơn”.
Để đáp trả, Philippines sử dụng thuật "ngoại giao tiên phong" để thu hút sự ủng hộ trong khu vực. Dù Mỹ bày tỏ quan điểm trung lập trước bất kỳ trọng tài quốc tế này, các luật sư từ Mỹ vẫn cung cấp sự hỗ trợ pháp lý cho Manila và Mỹ cũng “bênh vực” bằng các lựa chọn quân sự của mình, đi kèm với tuyên bố trợ giúp nước này hồi đầu năm.
Trong khi đó, các quốc gia khác, từ Austrlia tới Hàn Quốc và Nhật Bản đều gián tiếp gia tăng sự hỗ trợ về mặt quân sự cho Philippines. Đến nay, chỉ có một điều rõ ràng: Philippines không “cô đơn” trong trận chiến này.
(ĐVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét