Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
Trường Sa Ký Sự - kỳ 1
Trường Sa Ký Sự - kỳ 1
Những giây phút hồi hộp, háo nức, bồn chồn và chờ đợi cuối cùng cũng đến; những mong đợi cho chuyến hải hành tìm hiểu sự thật Trường Sa đã thật sự đã được ban tổ chức Uỷ Ban Nhà Nước về Người Việt ở Nước Ngoài tổ chức đã loan báo ngày chuẩn bị khởi hành. Chuyến đi dự định khởi hành ngày 12/4/2012 được dời lại đến ngày 18/4/2012 làm nhiều người lo ngại một sự bất ổn. Tin khí tượng cho biết tại Trường Sa sóng yên, biển lặng nhất là thời tiết thì tuyệt vời và lý tưởng cho chuyến hải hành đi Trường Sa mà tháng Tư là tháng yên bình nhất không có bão, mọi người đều hứng khởi khi được biết lệnh “hành quân” đã bật đèn xanh. 9 giờ sáng thứ Ba 17/4/2012 mọi người đã có tên trong danh sách tập trung tại số 1A đường Tôn Đức Thắng, bến Bạch Đằng thành phố Hồ Chí Minh, tức Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Hải Quân Nhân Dân (HQND.) Tại đây một cũng đã có một số thành viên người Việt Hải Ngoại tập trung tại nhà khách vãng lai Hải Quân. Phần các nhà báo hải ngoại được lên xe buýt di chuyển về khách sạn trên đường Thủ Khoa Huân.
2 giờ chiều thứ Ba 18/4/2012, tất cả thành viên có tên trong danh sách trở lại Bộ Tư Lệnh HQ Vùng 4 để nhận “vé lên tàu” (bảng tên đeo cổ, không có thẻ này sẽ không được lên tàu, thẻ ghi tên tuổi số phòng cư ngụ suốt thời gian hành trình) và nghe thuyết trình tổng quát về chuyến đi. Được biết chuyến đi có 2 thứ trưởng: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Bộ Ngoại Giao (trưởng phái đoàn) và tiến sĩ Phạm Dũng, Bộ Nội Vụ (phó trưởng phái đoàn.) Theo tường trình của ban tổ chức có trên 40 đại biểu người Việt hải ngoại từ Mỹ, Úc, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Ba Lan, Nga, Lỗ Ma Ni, Tiệp, Ý, Bảo Gia Lợi, Phần Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thái Lan, Campuchia, ….. các nha sở, cơ quan chính phủ Việt Nam, nhân viên bộ ngoại giao, Uỷ Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, các tu sĩ Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Hồi Giáo và rất nhiều cơ quan báo chí, truyền thông như VTV1, VTV4, HTV, VOV, đài TNVN, đài TTDH, đài TTDV, đài TTVH, TTXVN, Đất Việt, Quê Hương, QĐND, ANND, SGGP, Đại Đoàn Kết, …. cùng với 20 nghệ sĩ đoàn văn công Quân Khu 7. Tổng cộng 220 người trong chuyến đi lịch sử và lẽ dĩ nhiên có đoàn nhà báo quận Cam Việt Weekly, Phố Bolsa TV, KBCHN. Ông Đinh Viết Tứ giờ chót vì sức khỏe không tham gia, nhà báo Đỗ Vẫn Trọn cũng không có mặt. Phó Nhòm Bolsa tạm đề nghị những người nếu nghĩ rằng nếu không chắc chắn có thể tham dự đừng nên ghi danh “lấy tiếng” làm chiếm mất chỗ cuả nhiều người muốn đi mà không có chỗ. Rất may trong chuyến này con số vắng mặt chỉ có vài người nên cũng không thiệt hại nhiều. Tâm lý chung cho là ai cũng muốn trở thành những người đang đi làm lịch sử trong chuyến đi lịch sử. Bởi vì là đây là lần đầu tiên và được tham dự vào chuyến đi có một không hai, cho nên hầu hết những người ghi tên đã bằng mọi giá đều có mặt.
Chuyến đi Trường Sa phải được xem là chuyến đi lịch sử. Chuyến đi lần đầu tiên được nhà nước Việt Nam thực hiện để chứng minh cho dư luận người Việt hải ngoại và xoá đi những luận điệu tuyên truyền, bán biển bán đất cuả nhà nước Việt Nam. Để chứng minh sự quan tâm cuả nhà nước đến khối người Việt cư ngụ tại nước ngoài và chứng minh chủ quyền Trường Sa vẫn là của Việt Nam. Trong buổi thuyết trình đoàn được biết hiện nay Việt Nam đang giữ 9 đảo nổi và 12 đảo chìm với 33 điểm đảo. Tại sao gọi là đảo chìm? Đó là những đảo thấp mà khi nước thuỷ triều lên một phần đảo chìm trong nước biển. Điểm đảo là những điểm trong vùng đảo chìm phải chia thành nhiều điểm; thí dụ tại đảo Đá Tây có 3 đảo A, B, C và rất xa nhau nhưng được nối liền với những tảng san hô.
Khoảng 5 giờ 45 sáng thứ Tư 18/4/2012, hai chuyến xe buýt chở đoàn qua bộ tư lệnh Vùng 4 Hải Quân và từ đây đoàn phối hợp với 2 xe buýt khác trực chỉ ra căn cứ hải quân Cát Lái, do Lữ đoàn 125 HQND đảm trách. Khoảng 8 giờ sáng Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn và thứ trưởng bộ Nội Vụ Phạm Dũng cùng phái đoàn có xe mô-tô cảnh sát hộ tống đến cảng Cát Lái. Toán dàn chào cuả Lữ đoàn 125 HQND gồm 30 sĩ quan cấp úy và tá đứng hàng ngang chào đón. 3 bó hoa do 3 nữ quân nhân hải quân cấp tá trao tặng vị trưởng đoàn và 2 phó trưởng đoàn là Trung tướng Tiến Sĩ Phạm Dũng và Hải Quân Đại tá Vũ Minh Thái. Sau đó Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tuyên bố vài lời trước khi lên tàu (vui lòng xem video KBCHN, Phố Bolsa TV và Việt Weekly.)
HQ571 là một tàu khách do HQVN sản xuất và vừa hạ thuỷ chạy thử cách đây khoảng 1 tháng ra Trường Sa để bảo đảm chất lượng và yếu tố an toàn cho chuyến đi lịch sử lần đầu tiên cho đồng bào người Việt hải ngoại. Khoảng 8 giờ 15 phút tàu chuyển chân vịt và được một tàu nhỏ kéo rời bến sau khi các chiến sĩ hải quân thả giây thừng để tàu nhổ neo. Một buổi họp trên tàu giữa ban tổ chức và các ký giả trong đoàn để thông qua những điểm lưu ý vì cuộc viếng thăm sẽ có những điểm nhạy cảm; ngoài ra thì không có sinh hoạt gì ngày đầu tiên cho đoàn ngoại trừ ngày 4 bữa ăn: sáng, trưa chiều và tối. Sáng thì phở hoặc miến hoặc mì gói. Cơm trưa và chiều thì thuần tuý gia đình như thịt kho, cá chiên, đậu rán, trứng chiên, rau muống luộc, canh mồng tơi mướp…v…v... Khuya thì cháo thịt lòng heo.
Được biết ngày khởi hành là chuyến đi dài nhất từ Cát Lái ra Song Tử Tây kéo dài 2 ngày và 2 đêm. Dự kiến 6 giờ sáng 20/4/2012 tàu sẽ cập bến Song Tử Tây và sinh hoạt liên tục trong 2 ngày.
Tối đầu tiên 18/4/2012 lúc 7 giờ 30 một buổi văn nghệ giao lưu được tổ chức ngay trên sàn sân thượng cuả tàu do các nghệ sĩ cuả đoàn văn công Quân Khu 7 đảm trách. Đặc biệt còn có sự trình diễn cuả thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Phạm Dũng và một số kiều bào nước ngoài. Ca sĩ Lệ Hằng được ban tổ chức ưu ái mời giúp vui. Bản nhạc Về Đây Nghe Em cuả nhạc sĩ Trần Quang Lộc và liên khúc Sao Rơi Trên Biển và Một Loài Chim Biển cuả nhạc sĩ Nguyễn Vũ được bà con nhiệt liệt tán thưởng.
Theo lời nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã và chị Tô Kim Dung tâm linh thì chương trình văn nghệ là một chương trình hoàn toàn đột xuất để mời gọi các vong hồn chiến sĩ VNCH về. Là một ca sĩ hải ngoại đầu tiên ra Trường Sa, nên Lệ Hằng đã được ban tổ chức tiếp đón rất ân cần. Cô đã hát những bản nhạc vàng thời VNCH như Huyền Thoại Một Chiều Mưa, Một Loài Chim Biển và Sài Gòn Đẹp Lắm có thể đã góp phần mời gọi. Ca sĩ Lệ Hằng đã được các hãng thông tấn và truyền hình tận tình chiếu cố phỏng vấn. Ngay từ lúc chờ đợi tại cảng Cát Lái cô đã được các đài truyền hình VTV4, VOV, Phòng điện ảnh Hải Quân …v…v… các đại diện báo chí thay phiên phỏng vấn, vì được thông báo trước có mặt trong chuyến đi đặc biệt này. Độc giả ở Việt Nam có thể đón đọc báo Đất Việt, vì tờ báo này phỏng vấn rất nhiều về Lệ Hằng. “Về đây nghe em, về đây nghe em…. hạnh phúc khi đã gặp nhau …. về đây nghe em, về đây nghe em, về đây nghe em …..” tiếng hát Lệ Hằng vừa dứt thì mọi người đã bừng tỉnh giấc mộng trở về quê hương để trọn vẹn hạnh phúc bên nhau bằng những tràng pháo tay. Ca sĩ Lệ Hằng được yêu cầu trình diễn liên tục 3 nhạc phẩm, vì cô là người ca sĩ hải ngoại lần đầu tiên về hát tại điểm nóng Trường Sa. Nếu không vì chương trình dầy đặc có lẽ cô còn được yêu cầu trình dioễn nhiều lần.
Nhưng có lẽ những tràng pháo tay ngưỡng mộ giá trị là phần thưởng chuyển gửi tâm tình đến người nghệ sĩ có lòng với quê hương, có tình với những người lính biển ngày đêm bảo vệ hải đảo. Lần đầu tiên Lệ Hằng đã hát bản nhạc Sao Rơi Trên Biển trong khung cảnh thật cuả chiếc tàu hải quân đang lênh đênh trên biển (Xem video cuả 3 cơ quan báo chí quận Cam về sinh hoạt giao lưu văn nghệ.) Những người hải ngoại chỉ vì một tự ái nhỏ đã đánh mất giọng hát yêu quý. Quá khứ chứng minh họ đã thất bại không ngăn cấm được làn sóng ca sĩ hải ngoại về Việt Nam nay họ lại càng lầm lẫn hơn khi cố tình đẩy người ca sĩ “lính” xa rời cộng đồng. Những hình thức đấu tranh thiển cận và thiếu suy nghĩ đã đem đến những thất bại, mất nhân tâm, mất chính nghiã và mất tự do dân chủ.
Khoảng 9 giờ 30 tối chương trình văn nghệ chấm dứt. Mọi người được mời ăn bữa thứ tư trong ngày là cháo thịt rau hành. Một lời vinh danh ca ngợi các chiến sĩ hải quân trên tầu HQ571 đã phục vụ rất xuất sắc và nhiệt tình cho đoàn công tác 6. Cộng thêm sự tình nguyện cuả 4 ma-sơ và các anh chị em thuộc bộ ngoại giao, uỷ ban nhà nước và đoàn văn công Quân Khu 7. Cũng qua phần thuyết trình tại bộ tư lênh hải quân quân khu 7, Phó Nhòm Bolsa được biết, HQVN đang trên đường phát triển hệ thống tổ chức. Tại cảng Cát Lái, rất nhiều kiến trúc đang được xây cất. HQVN thành lập năm 1955, mới tái hoạt động đơn vị Không Quân và vừa mới thành lập đơn vị tầu ngầm.
Một số tàu hải quân hiện nay được đóng tại Việt Nam, HQ571 là một thí dụ. Nhờ cơ may qua chuyến đi này, Phó Nhòm Bolsa mới có cơ hội tìm hiểu và biết thêm về cơ cấu cuả quân chủng HQVN. HQ571 là một tàu hải quân được đóng để dùng làm tàu khách ra Trường Sa. Tàu có 4 tầng phòng ngủ đánh số A, B, C, D và một sân thượng. Mỗi tầng đều có phòng tắm, giặt, nhà vệ sinh. Phòng sĩ quan cao cấp và chỉ huy có phòng tắm và nhà vệ sinh riêng trong phòng. Tàu có nhà bếp và đội chuyên viên ẩm thực 15 người phục vụ cho hơn 200 người với 4 bữa ăn mỗi ngày. Phòng ngủ hạ sĩ quan binh sĩ gồm có 6 hoặc 8 người với 3 hoặc 4 giường nằm 2 tầng. Khi vào nhận phòng mỗi giường đều có sẵn một hộp chữ nhật cỡ bằng hộp bánh biscuit LU, ai cũng nghĩ là bánh quy, nhưng thật ra là những trang bị cá nhân gồm một hộp kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, xà bông tắm và gội đầu. Trên tàu cũng có máy giặt quần áo. Ngoài ra hệ thống máy lạnh hoạt động rất tốt 24/24 nên trong các phòng ngủ phải nói tương đối rất lạnh, nhất là ban đêm.
Đặc biệt nam nữ đều được tổ chức ngủ riêng từng khu. Khu B dành cho các phụ nữ tham dự cuộc hành trình. Phó Nhòm Bolsa xin hẹn gặp lại độc giả trong các ký sự kế tiếp. Ngày thứ năm 19/4/2012, tàu vẫn lên đênh trên mặt biển bao la sau khi vượt qua những dàn khoan dầu trong đêm khuya.
Nguồn: KBCHN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét