Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
Trường Sa Ký Sự - kỳ 2
Trường Sa Ký Sự - kỳ 2
Sau 2 ngày 2 đêm lênh đênh trên vùng biển quê hương, biển êm sóng lặng. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Sửu cho biết từ ngày phục vụ tại Trường Sa trên 10 năm nay chưa bao giờ biển Đông đã bình yên và thuận lợi. Những người tin vào tâm linh thì cho là các vong linh đã đáp ứng lời cầu xin cuả những người có lòng; người không tin cũng phải hoài nghi về sự kiện “lạ lùng” cuả biển. Nhà ngoại cảm nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay là Nguyễn Văn Nhã và nhà tâm linh Tô Kim Dung cho biết, đêm cầu siêu không nằm trong chương trình tối 19/4/2012, nhưng sự kiện đã chiêu gọi vong linh chiến sĩ VNCH trận Hoàng Sa và đồng bào tử nạn trên biển Đông trên đường vượt biển về tụ hội khiến chuyến đi được yên bình với biển lặng, gió êm.
36 năm qua lần đầu tiên một buổi lễ cầu siêu cho những người không cùng chiến tuyến được thực hiện bởi chính quyền Việt Nam hiện nay với sự hiện diện và chứng kiến cuả những người Việt cư ngụ tại hải ngoại. Điều lạ lùng là nhiều đàn cá con đã bám theo đoàn tàu trong suốt ngày 21/4/2012 sau khi đại lễ cầu siêu được cử hành trọng thể tại đảo Song Tử Tây ngày 20/4/2012. Phỏng vấn chớp nhoáng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, ông cho biết chính là vong linh oan hồn biển cả cuả những người đã từ lâu không được ai quan tâm. Nên buổi lễ cầu siêu theo nghi thức Phật Giáo đã giải oan cho những oan hồn lang thang vất vưởng và họ đang tiễn chân đoàn tàu.
Đoàn công tác đến Song Tử Tây lúc 6 giờ sáng và dùng tàu nhỏ để vào đảo. Ngay khi vào bờ đoàn tập trung tại phòng họp cuả bộ chỉ huy đảo sau khi nhận phòng trọ. Gọi là phòng trọ cho sang nhưng thật ra chính là những nơi cư ngụ cuả sĩ quan và binh sĩ đang đồn trú trên đảo. Điểm đặc biệt tại đảo Song Tử Tây là muỗi. Muỗi biển chích rất đau (buốt) và ngưá; cho nên đêm ngủ phải mắc mùng. Chính những sĩ quan binh sĩ chiều tối đã giăng màn (mùng) cho khách và ra ngoài nằm võng.
Sau phần tường trình cuả sĩ quan chỉ huy đảo (Thiếu tá Cường không nhớ họ) về sinh hoạt và phát triển trên đảo, mọi người dùng cơm trưa do anh em hải quân phục vụ. Hiện nay chính quyền đã có 7 căn hộ (rất đẹp) xây bằng gạch đầy đủ tiêu chuẩn tiện nghi. Đa số di dân từ Khánh Hoà hoặc ngoài miền Bắc (Thái Bình, Nghệ An.) Đảo có hệ thống WIFI do công ty Viettel cung cấp, có điã vệ tinh bắt sóng các chương trình truyền hình từ nội điạ. Một ngôi chuà khang trang nhìn ra biển rất khang trang và rộng rãi.
Trong buổi thuyết trình tiến sĩ Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nói đến sự quan tâm của chính phủ đến vùng biển đảo và lãnh hải chủ quyền cuả Việt Nam. Ông cũng không quên đề cao nghiã vụ và trách nhiệm cuả quân đội và hải quân. Sau phần phát biểu cuả nhị vị thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Dũng và Hải quân Đại Tá Vũ Minh Thái, các đại diện các tôn giáo lần lượt lên phát biểu cảm tưởng. Bất ngờ nhà báo Nguyễn Phương Hùng được ban tổ chức mời lên phát biểu với tư cách đại diện tiếng nói cuả đại biểu người Việt ở nước ngoài.
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng cho biết rất hãnh diện được thay mặt các Việt kiều, nhưng ông xin được phát biểu với cảm tưởng cuả hoàn toàn cá nhân. Ông cho biết đã xa Hà Nội 57 năm và Sài Gòn 36 năm và chỉ trở về Việt Nam sau khi phỏng vấn tiến sĩ Lê Quốc Hùng (cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco.) Qua buổi phỏng vấn ông đã khám phá được sự cởi mở cuả nhà nước Việt nam và chủ trương cuả Nghị quyết 36; “người Việt hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời đất nước và dân tộc.” Thái độ cuả TS Lê Quốc Hùng đã làm cho ông thay đổi sự suy nghĩ. Ông nói, đó là lý do đã nhận lời mời cuả nhà nước Việt Nam về tham dự đại hội báo chí thảo luận về “Bảo tồn văn hoá Việt Nam và phát huy tiếng Việt.” Phần phát biểu cuả ông đã đón nhận nhiều tràng pháo tay cuả cử toạ. Đại ý ông cho biết đã có sự hối hận vì đã không trở về Việt Nam sớm hơn, khi trả lời phỏng vấn “có hối hận khi bị cộng đồng người Việt tẩy chay sau khi trở về từ Việt Nam.” Những giọt nước mắt quê hương cuả ộng đã dâng trào khi phát biểu làm xúc động hội trường. Nhiều phụ nữ và ngay cả một số đại biểu nam đã không cầm được cảm xúc và khóc khi nghe lời phát biểu cuả ông (đón xem video Phố Bolsa TV.)
Được biết nhà báo NPH sau khi về Việt Nam được cơ may đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, ông đã nhìn thấy những đổi thay cuả đất nước, những phát triển về kinh tế và đời sống nhân sinh, xã hội. Trở về hải ngoại dù bị chống đối cuả những người cực đoan, nhưng ông vẫn quyết tâm thực hiện một trang mạng với tiêu đề: “Đặt Lợi ích Dân Tộc Lên Hàng Đầu.” Trang mạng muốn phổ biến thông tin trung thực những hình ảnh Việt Nam ngày nay nhằm phản bác những bản tin tiêu cực hoặc mang tính xuyên tạc, bôi bác chế độ. Ra mắt từ ngày 17/10/2012 đến cuối tháng 3/2012, trang mạng http://KBCHN.net cuả ông đã đạt được số lượng cập nhật rất đáng kể. Riêng trong tháng 2 (ngắn nhất trong năm) và tháng 3/2012, mỗi tháng đã có lượng truy cập trên nửa triệu người mỗi tháng. Rất ngạc nhiên chiếu theo thống kê, số độc giả cuả KBCHN tại hải ngoại đã nhiều hơn Việt Nam 300 ngàn lượng truy cập đọc bài. Điều này chứng tỏ dư luận hải ngoại rất quan tâm đến nội dung cuả trang mạng KBC Hải Ngoại.
Sau khi dùng cơm trưa, Phó Nhòm Bolsa đã đi bách bộ trên đảo thay vì nghỉ trưa, dù trời nắng và nóng. Cơn nóng cuả biển đảo, cháy da cháy thịt nhưng không ngăn cản bước chân nhiệt tình lương tâm nghề nghiệp cuả các nhà báo Việt Weekly, Phố Bolsa TV, KBCHN. Một trong những khám phá khá lý thú trên đảo là hình ảnh một cột mốc lịch sử chủ quyền đã được thiết lập từ thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Cột mốc này được xây cất ngày 22/8/1956 (xem hình chụp) chứng minh chủ quyền đảo Song Tử Tây thuộc tình Phước Tuy, Việt Nam. Điều này nói lên một dữ kiện lịch sử minh chứng cho chủ quyền cuả Việt Nam tại Song Tử Tây. Rất gần với Song Tử Tây là Song Tử Đông (thuộc Phi Luật Tân.)
Chúng tôi KBCHN xin minh xác với dư luận đồng bào quốc nội và hải ngoại, ngày hôm nay bước chân cuả KBCHN đã thực sự bước lên hải đảo Trường Sa, mà Song Tử Tây là một trong 9 đảo nổi, 12 đảo chìm và 33 điểm đảo và chứng thực Trường Sa không mất và không có chuyện bán đất bán biển. Đảo Gạc-Ma đã bị mất ngày 18/3/1988 và 64 người lính hải quân nhân dân đã hi sinh cũng như ngày 19/1/1974 68 chiến sĩ hải quân và biệt kích VNCH tại Hoàng Sa. Hoàng Sa bị mất thời VNCH, Gạc-ma bị mất thời CHXHCN cả hai đã nói lên những giai đoạn đau thường cuả đất nước. Không có chế độ nào bán đất dâng biển như những xuyên tạc cuả hải ngoại.
Tiếp xúc với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn trong những lúc rảnh rỗi trên đảo ông cho biết. Chính quyền rất quan tâm và đã có nhiều nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn nạn Hoàng Sa và Trường Sa. Giải pháp quân sự không phải là biện pháp khôn ngoan của người làm chính trị. Ông cho biết đã có những phiên họp sôi nổi kéo dài đến quá nửa khuya về 2 đảo này.
Tại Song Tử Tây một một buổi lễ dâng hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo và chuà Song Tử Tây. Sau đó một buổi lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh cuả các liệt sĩ được thực hiện theo nghi thức Phật Giáo tại chuà Song Tử Tây lúc 1 giờ 30 trưa. Kế tiếp là lễ bắc cầu tại chuà Song Tử Tây để mời gọi vong linh về chứng giám long thành cuả những người mang tâm nguyện. Có đi trong chuyến hành trình Trường Sa này mới biết tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn là người rất mạnh về tâm linh. Ông đã kiên nhẫn ngồi xếp bằng cùng với tiến sĩ Phạm Dũng 1 tiếng rưỡi, đầu đội sớ dưới cơn nóng thiêu đốt cuả hải đảo trong chuà đầy hơi người và nóng nực. Nêú không có long tin và sức mạnh tâm linh, Phó Nhòm Bolsa tin rằng không ai có thể làm được công việc này như vậy. VỚi chức vụ cao cấp thứ nhì trong ngành ngoại giao và chủ tịch cuả UBNNVNVNONN ông lại càng không cần phải có màn trình diễn này; tất cả đến từ lòng tin chân thành cuả người mang nặng tâm linh và giáo lý nhà Phật. Hầu như mọi người trong lúc bàn luận đều cảm phục tinh thần tâm linh cao độ cuả ông. Hình ảnh này nói lên một thực thể, tôn giáo đã phát triển và không hề có sự ngăn cản hoặc kỳ thị như xuyên tạc và biạ đặt từ hải ngoại vì thành kiến với nhà nước Việt Nam. Trước đó, buổi lễ trồng 2 cây bồ đề cuả Bộ Nội Vụ và Uỷ Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (UBNNVNVNONN) được cử hành trước sân chuà.
Buổi chiều sau bữa cơm tối cũng trên đảo, mọi người tham dự đêm văn nghệ giao lưu do đoàn văn công Quân Khu 7 QĐND đảm trách. Sân khấu với đầy đủ âm thanh, ánh sáng, trang phục được thực hiện tại đài liệt sĩ, chủ quyền Song Tử Tây. Sau bài diễn văn khai mạc cuả tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn và màn trao tặng kỷ vật lưu niệm. Lẽ dĩ nhiên ca sĩ Lê Hằng cũng được mời giúp vui trong chương trình và là ca sĩ duy nhất ngoài những diễn viên cuả đoàn văn công QK7. Cô đã nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt cuả khán giả và càng được tán thưởng nhiệt liệt khi biết Lệ Hằng là ca sĩ hải ngoại đầu tiên đến giúp vui văn nghệ cho những người lính biển hi sinh chấp nhận gian khổ để làm nhiệm vụ an dân thời bình, bảo quốc thời chiến. Những người đã ngày đêm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam thân yêu.
Chương trình văn nghệ chấm dứt lúc 10 giờ 30 tối. Sáng sớm hôm sau, loa phóng thanh đánh thức mọi người lúc 6 giờ sáng để chuẩn bị cho sinh hoạt mới trong nngày 21/4/2012. Hệ thống loa phóng thanh có công suất rất mạnh, bất cứ nơi nào trên đảo cũng thiết lập loa và nghe được chỉ thị từ trung ương đảo. Sau khi dùng điểm tâm với phở gà mọi người tham dự một buổi lễ cầu siêu theo nghi thức Phật Giáo tại cột mốc Song Tử Tây. Dùng cơm trưa xong, đoàn tiếp tục lễ tâm linh trước khi giã từ hải đảo Song Tử Tây lúc 2 giờ 30 trưa. Đón xem tường trình Trường Sa Ký Sự số 3 hành trình ngày 22/4/2012 và 23/4/2012.
Nguồn : http://kbchn.net/
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét