Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã sử dụng các loại vũ khí, khí tài quân sự tiên
tiến nhất mà họ mới phát triển.
Trong số đó có cả dự án nghiên cứu máy bay không người lái của Cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến.
Việt Nam được Mỹ coi là chiến trường thực tế để Mỹ thử nghiệm các vũ khí mới, cũng như điều chỉnh các dự án nghiên cứu đầy tham vọng của Lầu Năm Góc.
Một phần của những sửa đổi này vẫn là bí ẩn lịch sử, trong khi một số thử nghiệm đã may mắn trở thành những người sáng lập của một xu hướng mới trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Và ở đây không chỉ nói về những phương tiện vận tải với áo giáp và vũ khí. Một trong những phương tiện bay chiến đấu không người lái đầu tiên của thế giới cũng xuất hiện trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Người Mỹ đã thử nghiệm những cỗ máy UAV thô sơ của mình trong chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh một chiếc UAV QH-50 trên tàu khu trục USS Allen M. Sumner tham chiến từ tháng 4 đến tháng 6/1967.
Những cỗ máy không người lái đầu tiên xuất hiện vào cuối thập niên 1940. Khi đó, các quốc gia hàng đầu thế giới đang bận rộn với việc phát triển loại máy bay trực thăng và xác định vị trí của nó trong chiến tranh hiện đại. Ví dụ, vào năm 1947 ở Liên Xô lần đầu tiên máy bay trực thăng Ka-8 đã có chuyến bay thành công.
Các dự án tương tự như vậy cũng xuất hiện ở phía bên kia bờ đại dương, nhưng trong sô vô vàn những con "chuồn chuồn" siêu nhẹ mà người Mỹ đã tạo ra, có một sản phẩm mà Liên Xô đặc biệt quan tâm đó là XRON-1 Rotorcycle do công ty Gyrodyne chế tạo.
Người Mỹ đã lên kế hoạch cỗ máy này sẽ được sử dụng cho Hải quân để tìm kiếm kẻ thù, ... Nhưng vào thời điểm đó Quân đội Mỹ đã có gần như đầy đủ các loại máy bay trực thăng chống tàu ngầm, ngay cả khi chuyển đổi từ mô hình "cơ bản". Vì vậy, chỉ có 10 mẫu XRON-1 được chế tạo.
XRON-1 Rotorcycle trong giai đoạn thử nghiệm
Công ty Gyrodyne dường như đã rất thất vọng, bởi 4 năm sau chuyến bay đầu tiên của XRON-1 Rotorcycle, vào năm 1959 một UAV khác đã được cất cánh, mà sau đó cỗ máy này được gọi là DSN-1.
Việc tạo ra một trực thăng điều khiển bằng radio được bắt đầu từ lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, và chương trình này được gọi là DASH.
Đầu tiên, Thủy quân lục chiến Mỹ chỉ muốn có được một cỗ máy trinh sát không người lái, nhưng sau đó yêu cầu đã được thay đổi, và DSN đã nhận được những chi tiết mới, đó là khả năng truyền dữ liệu về trung tâm. Ngay sau đó tất cả những UAV nghiên cứu theo hướng này đều được đổi tên thành QH-50.
DSN-1 thực nghiệm trên biển
Đề tài này cũng đã nhận được sự quan tâm của cả Hải quân. Nhưng họ không muốn chỉ dừng lại ở mục đích trinh sát, mà yêu cầu thiết bị này phải có khả năng tìm kiếm tàu ngầm đối phương vượt quá giới hạn của các thiết bị hiện có trên tàu chiến.
Sau đó, Hải quân yêu cầu một biến thể UAV có thể mang theo một quả ngư lôi. Nhưng vì một số nguyên nhân, tất cả những cỗ máy này, dù đã được chế tạo hoàn chỉnh, phần lớn đã không thể bay được.
Lúc này đã xuất hiện các chỉ trích cho rằng, có phi công thì nhiệm vụ sẽ được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn, và đương nhiên cũng cho kết quả tốt hơn.
Ngoài ra, thiết bị vô tuyến vẫn còn lỗi, dẫn đến nhiều chiếc trực thăng không người lái vào thời điểm đó đã bị rơi, vì vậy người ta đã từ chối sử dụng.
Hẳn nhiên chẳng có vị chỉ huy nào muốn vào thời điểm quan trọng một quả ngư lôi được thả xuống nước cùng với một cỗ máy. Do đó, thời điểm này người ta đã quyết định giới hạn nó chỉ ở mục đích tìm kiếm, trinh sát.
Có thể nói Gyrodyne và các nhà đặt hàng đã có một vài năm thú vị với những phần công việc khá lý thú.
Vào cuối tháng 9/1967, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cần đến một một loại công cụ cho phép giám sát tình hình trên phần lãnh thổ được ủy thác. Một lần họ không muốn theo đuổi phương án sử dụng máy bay hoặc trực thăng, mà dành sự quan tâm đối với máy bay không người lái với số lượng không nhỏ.
Đến tháng 9/1967, để phù hợp với nhiệm vụ hiện hành, QH-50 được trang bị thiết bị truyền hình. Nhưng điều này ở Thủy Quân Lục Chiến được coi là không đủ, và ngày 28/9/1967 của cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến ARPA (sau này là DARPA) đã phát động một thiết kế mang tính cách mạng vào thời điểm đó là Blow Low. Mục đích của dự án là tạo ra các máy bay không người lái cả các tính năng tấn công.
Hai chiếc UAV QH-50S nỗi khiếp đảm với chính người Mỹ
Đầu tiên, người ta thử treo trên súng M-60 trên UAV QH-50. Các màn trình diễn thật ấn tượng, nhưng tính chính xác, nói một cách nhẹ nhàng, là không có.
Sau đó họ đã cố gắng thay thế chất lượng bằng số lượng – bằng cách sử dụng súng máy M134 minigun. Kết quả không chỉ là gây ấn tượng, mà còn là nỗi khiếp đảm khó tưởng tượng, không chỉ các mục tiêu tiềm năng, mà còn cả người điều khiển UAV- cũng bị nguy hiểm. Và ngay cả bộ phận nạp đạn cũng có vấn đề: cơ số đạn mà QH-50 có thể mang chỉ đủ cho một vài lần bắn.
Ngoài ra, với phương án sử dụng "minigun" đã phải bỏ đi các thiết bị truyền hình, tất cả vấn đề nằm ở khả năng tải trọng có hạn của UAV, mà vào thời điểm đó không cho phép có nhiều lựa chọn tốt cùng lúc.
Thậm chí theo yêu cầu của hải quân, người ta đã tích hợp cho QH-50 cả ngư Mk43 và Mk44. Nhưng tất cả những gì vượt quá trọng tải cho phép đều là không thể và làm cho thiết bị trở nên vô dụng.
Biến thể UAV QH-50 được trang bị hai quả ngư lôi
Sau khi thử một số phương án vũ khí, Gyrodyne và ARPA xác nhận sử dụng bộ đôi UAV QH-50, trong đó một chiếc làm nhiệm vụ phát hiện và chỉ thị mục tiêu, chiếc khác trang bị vũ khí tiêu diệt mục tiêu, là phương án hiệu quả hơn cả.
Các vũ khí thuận tiện và phù hợp nhất cho UAV, lần lượt được xác nhận, gồm hai phương án: hai bộ rocket Hydra-70 và súng phóng lựu. Trong trường hợp thứ hai dưới bụng của QH-50 người ta đã thay gá súng type M5 bằng súng phóng lựu tự động XM129 40-mm.
Ngoài ra, chúng còn được bổ sung thêm hai bộ phóng bom chùm XM18. Một trong những cải tiến mới nhất đối với QH-50 là giá treo hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng tia laser, nhưng cải tiến này không được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
"Nguy hiểm" và cồng kềnh
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ đã đóng băng các dự án UAV của mình. Những cỗ máy này bị xếp vào kho, trong khi vũ khí và thiết bị truyền hình được tách ra và sử dụng vào mục đích khác.
Bấy giờ QH-50 đã được sử dụng làm bia mục tiêu cho việc đào tạo các phi công Mỹ. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ kéo dài một thời gian.
Đến giữa những năm 1980, do việc mua những loại bia mục tiêu chuyên biệt dành cho huấn luyện phi công có giá rẻ hơn nhiều so với trước, nên UAV QH-50 còn lại được thu hồi và cất vào kho.
Người Mỹ luôn đi trước thế giới về công nghệ UAV
Tuy nhiên, các thiết bị điều khiển vô tuyến trên tất cả các biến thể máy bay không người lái gần như không thay đổi, mà người ta chỉ tăng tầm hoạt động xa hơn, từ 35 đến 130 km ở các mẫu sau này.
Ngoài ra lực lượng hải quân tại thời điểm đó đã yêu cầu tiến hành thiết lập bảng điều khiển thứ hai đối với thiết bị này. Theo đề nghị của họ, một bảng điều khiển phải được đặt trên boong, và bảng thứ hai đặt tại Trung tâm chỉ huy (Command Post). Đây là giải pháp hợp lý, bởi vì các thông tin từ máy bay không người lái sẽ nhanh chóng được gửi tới nơi cần thiết nhất.
Ngoài ra, còn một điều thú vị nữa là tất cả các biến thể trực thăng cũng như UAV QH-50 ở thời điểm đó đã không có vỏ bọc thân và đều bay với động cơ lộ ra ngoài.
http://quocphong.baodatviet.vn/dv/
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét