Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam chạy thử



Đầu tháng 12/2012, hãng đóng tàu Admiralteiskye verfi (Nga) đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm đầu tiên lớp Projekt 06361 Varshavyanka, một nguồn tin tại hãng đóng tàu cho hay.


Nguồn tin không nói rõ quốc gia đặt hàng tàu này là nước nào. Theo thông tin chưa được khẳng định, quốc gia đặt hàng đã đặt tên Hà Nội cho tàu ngầm này theo tên thủ đô của Việt Nam.

Dự kiến, tàu ngầm được đóng hoàn thiện sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 8/2013.

Trong thời gian chạy thử, tàu ngầm Hà Nội sẽ trú đóng tại cảng Svetly, gần Kaliningrad.

Đây là tàu đầu tiên thuộc biến thể xuất khẩu Projekt 06361, được lắp các trang thiết bị cải tiến và mới. Cụ thể, nguồn tin tiết lộ, tàu được trang bị hệ thống mới bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn. Hệ thống này trước đó đã được thử nghiệm thành công trên tàu ngầm St. Peterburg lớp Projekt 677 Lada của Nga.

Theo kế hoạch hiện tại, sau tết, tàu ngầm Projekt 06361 sẽ thực hiện 6 cuộc đi biển, mỗi cuộc dài 10-12 ngày để huấn luyện thủy thủ đoàn Việt Nam.

Đầu tháng 5/2013, con tàu với số hiệu nhà máy 01339 này sẽ trở lại xưởng đóng tàu Admiralteiskye verfi để khắc phục những trục trặc phát hiện được. Tháng 8/2013, dự kiến tàu được bàn giao cho Việt Nam.

Tàu ngầm này được khởi đóng vào năm 2010 và hạ thủy vào tháng 8/2012.

Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka vào năm 2009 do Admiralteiskye verfi đóng trị giá 1,8 tỷ USD. Tháng 7/2011, có tin, Việt Nam sẽ nhận được tàu ngầm đầu tiên vào năm 2014 và chiếc cuối cùng vào năm 2019.

Hiện nay, Việt Nam chưa có hạm đội tàu ngầm và các tàu Varshavyanka sẽ là những tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam.

Dự kiến, Hải quân Nga sẽ giúp Hà Nội xây dựng các căn cứ tàu ngầm. Năm 2010, có tin, Nga cũng có thể cấp tín dụng xuất khẩu để Việt nam xây dựng một căn cứ hải quân, mua tàu và xây dựng không quân hải quân.

Tàu ngầm lớp Kilo Projekt 636 có lượng giãn nước 3.950 tấn, tốc độ đến 20 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Tàu được trang bị 6 ống phòng lôi 533, có thể dùng để rải thủy lôi và phóng tên lửa hành trình.
Nguồn : Red.vn

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Toàn văn Luật biển Việt Nam 2012



Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII tại phiên họp cuối ngày 21-6-2012 của kỳ họp thứ ba đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển với số phiếu tán thành là 495/496.

Luật Biển Việt Nam có bảy chương, 55 điều với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong điều 1. Luật Biển bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.

Đây là một sự kiện lớn, một tin vui lớn, đáp ứng những đòi hỏi của tình hình phát triển đất nước hiện nay, thỏa mãn tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Luật Biển là một văn kiện pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết của đất nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển quốc gia, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cao nhất cho mọi công việc sử dụng, khai thác và bảo vệ vùng biển nước nhà.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam


Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21/6.

Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, ngày 15/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý


Việt Nam đề nghị mua lại 18 máy bay Su-30K

Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.

Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.

Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.

Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Nhật Bản nên học theo Việt Nam

Bài báo cổ vũ việc chính phủ Nhật Bản nên bắt chước phương thức ngoại giao của Việt Nam trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bài báo nói rằng “tấm gương” cho Nhật Bản hiện nay chính là Việt Nam. Dù có những thua kém về sức mạnh quân sự, nhưng trên mặt trận ngoại giao, trí tuệ Việt Nam được phát huy rất mạnh mẽ và không hề tỏ ra lép vế so với Trung Quốc.

Đối với vấn đề biển Đông, Việt Nam sử dụng con bài ngoại giao đa phương làm một mũi tấn công sắc bén. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua sắm mới và nâng cấp vũ khí từ Liên Bang Nga, đồng thời hợp tác khai thác dầu khí ở các giếng dầu trên biển Đông, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế và quốc phòng với Mỹ, xây dựng căn cứ hải quân và tổ hợp bảo dưỡng tàu chiến ở quân cảng Cam Ranh…

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Điểm mới trong Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc 2012



VietnamDefence - Báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc (Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012) của Lầu Năm Góc công bố tháng 5/2012 nhìn chung ít thông tin và số liệu, bảng biểu so với các báo cáo trước đó.


Việc trình các báo cáo thường niên này cho Quốc hội Mỹ đã trở thành bắt buộc đối với Bộ Quốc phòng Mỹ theo đạo luật về ngân sách quốc phòng năm 2000 (National Defense Autorisation Act for Fiscal Year 2000, Section 1202), sau đó các yêu cầu đối với các báo cáo được nêu rõ, điều chỉnh trong một đạo luật năm 2010 (National Defense Autorisation Act for Fiscal Year 2010, Section 1246).

Pháp giới thiệu xe chiến đấu bộ binh cho người lính tương lai



VietnamDefence - Cục Mua sắm quốc phòng Pháp DGA trước cuối năm 2012 sẽ cung cấp cho quân đội xe chiến đấu bộ binh bọc thép mới (VBCI)được phát triển cho binh lính sử dụng bộ trang bị người lính tương lai FELIN (Fantassin a Equipements et Liaisons Integres).






Mỹ trình làng súng phóng lựu phi sát thương



VietnamDefence - Công ty Mỹ Moog Inc. đã giới thiệu tại triển lãm Eurosatory-2012 ở Pháp súng phóng lựu phi sát thương EAGLS (Electrically Articulated Grenade Launcher System) dùng để giải tán biểu tình.



Súng phóng lựu EAGLS (miltechmag.com)

Lính trinh sát Nga trang bị 'cây nhiệt đới'



VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nga đã bắt đầu mua sắm các thiết bị trinh sát điện tử có thể rải vào nơi đóng doanh trại địch.



Các thiết bị trinh sát tự động sẽ hỗ trợ đắc lực cho bộ đội trinh sát, song không thể thay thế họ

Nga thử nghiệm 2 UAV mới

Bộ Quốc phòng Nga đang tiến hành thử nghiệm phương tiện bay trinh sát không người lái tầm gần Eleron-3 và Eleron-10.

Theo Interfax, Tư lệnh Lục quân Nga Thượng tướng Vladimir Chirkin tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga đang thử nghiệm một vài thiết bị bay không người lái do Nga sản xuất phục vụ cho Lục quân.

“Chúng tôi đang tiến hành thử cấp nhà nước các tổ hợp trinh sát đường không cự li gần Eleron-3 có bán kính hoạt động 25km và Eleron-10 có bán kính 50km do công ty cổ phần Eniks ở Kazan sản xuất", ông Chirkin nói.

Theo ông này, các tổ hợp không người lái Takhion do Izhmash sản xuất có bán kính hoạt động 40Km và ZALA421-08 do ZALA AERO sản xuất có bán kính hoạt động 15km cũng chuẩn bị để được thử nghiệm.

Cam Ranh trong quan hệ Việt - Mỹ

Defense - Update mới đây đăng tải một bài viết của tác gải Richard Dudley đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.







 Nội dung bài viết tập trung chủ yếu vào hy vọng của Mỹ về việc Việt Nam mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự cũng như những "e ngại" của Việt Nam về vấn đề này. Bài viết có tiêu đề: "Vịnh Cam Ranh là món quà hay cái giá của vũ khí sát thương?".

Hải quân Mỹ muốn khoác 'áo tàng hình' mới cho tàu ngầm

Hải quân Mỹ tiếp tục đưa ra một ý tưởng phát triển công nghệ tàng hình mới cho các tàu ngầm tương lai của họ.


 Hải quân Mỹ đang đầu tư vào một nghiên cứu có thể giúp tàu ngầm phát ra ít tiếng ồn hơn khi hoạt động.

Được phát triển bởi Công ty Cổ phần Kỹ thuật WeidlingerAssociates (có trụ sở ở New York) bằng tiền tài trợ của Văn phòng Nghiên cứu đổi mới mới thuộc Hải quân Mỹ.

Jeffrey Cipolla, một viên chức cấp cao của Weidlinger tiết lộ, công nghệ mới được gọi là Coating (áo choàng), gồm việc khắc và biến dạng nhôm để vật liệu này có “"khả năng đàn hồi" - một thể thức được đơn vị nghiên cứu gọi là "kim loại hoá lỏng".

Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc xin tăng viện

Người đứng đầu Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, tướng James Thurman, mới kiến nghị Lầu Năm Góc cấp thêm trực thăng tấn công, và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa.


“Để nâng cao năng lực chiến đấu cho lữ đoàn không quân, tôi đã đề nghị ưu tiên cấp thêm cho chúng tôi một phi đội máy bay trinh sát và tấn công. Ngoài ra, tôi cũng đề nghị nâng cao khả năng chiến đấu cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo”- tướng James nói.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Việt Nam sản xuất thành phần nhiên liệu tên lửa Scud

Gần đây, Viện Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân), đã nghiên cứu thành công sản xuất chất Oxy hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa R-17E (Scud).

Chất O (chất ô-xi hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa lỏng) của tổ hợp tên lửa mặt đất R-17E là hỗn hợp trên cơ sở a-xít HNO3 và ô-xít N2O4.

Chất O là một trong hai thành phần quan trọng cấu thành nhiên liệu lên lửa lỏng nói chung, nhiên liệu cho tên lửa R-17E nói riêng. Qua thời gian dài bảo quản, do tác động của môi trường, hiện nay nhiên liệu đã xuống cấp, chất lượng giảm, không bảo đảm các thông số kỹ thuật nên ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp khí tài.

Nga sẽ giảm một nửa số nhà máy đạn

Đến cuối năm 2012, Bộ Công thương sẽ giải thể một nửa các xí nghiệp đạn dược của Nga. Các xí nghiệp còn lại được hợp nhất thành 5 tập đoàn sản xuất chuyên ngành.



 Nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết 106 xí nghiệp sản xuất đạn dược sẽ chỉ còn lại 56. Theo nguồn trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng, 56 xí nghiệp còn lại sau khi cắt giảm sẽ được hợp nhất vào tập đoàn sản xuất.

Theo nguồn tin này, 56 xí nghiệp, được hợp nhất vào 5 tập đoàn sản xuất, sẽ được trang bị các loại máy móc hiện đại, đáp ứng việc tổ chức sản xuất mềm. Đồng thời trang thiết bị dùng cho sản xuất loạt lớn sẽ được niêm cất như trang bị dự trữ để trong trường hợp có nhu cầu có thể nhanh chóng triển khai trở lại.

Israel giới thiệu tên lửa chống tăng Mini Spike

Tại triển lãm vũ khí Eurosatory 2012, Rafael Advanced Defense Systems (Israel) giới thiệu hệ thống tên lửa xách tay Mini-Spike.



 Mini - Spike được thiết kể để tiêu diệt các loại xe thiết giáp hạng nhẹ, hỏa điểm, công sự phòng ngự đối phương, các vị trí tập trung bộ binh... Loại vũ khí này được biên chế cho cấp trung đội và đại đội.

Biên chế khẩu đội hệ thống tên lửa gồm một xạ thủ mang bệ phóng và 2 tên lửa, người thứ hai mang 4 tên lửa.

Philippines cầm cự được bao lâu trước Trung Quốc?

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đã bước vào tháng thứ hai, nhiều chuyên gia tự hỏi liệu Philippines cầm cự được bao lâu khi Bắc Kinh tăng áp lực về ngoại giao, quân sự.


 Dưới đây là bài phân tích của Javad Heydarian về vấn đề trên, đăng trên trang mạng The Diplomat:

Nếu như đây chỉ đơn giản là một vấn đề mang tính hợp pháp thì chắc chắn các bằng chứng đều chống lại Trung Quốc. Khu vực tranh chấp rõ ràng nằm trong Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines và cách xa đất liền Trung Quốc hàng trăm dặm. Luật pháp quốc tế cũng nghiêng về phía Philippines.


'Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ để giữ thể diện'

"Tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Trung Quốc không thể liên lạc với trung tâm khi lặn, chỉ hoạt động luẩn quẩn gần bờ, dễ bị tổn thương và chỉ để "giữ thể diện".


 Đó là nhận định của chuyên gia Robert Karniol trong một bài phân tích có tiêu đề "Vấn đề gai góc phế bỏ tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc", được đăng tải trên tờ The Straits Times của Singapore.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Cơn ác mộng từ 'Các mụ phù thủy bay đêm' của Stalin



Họ đã xuất kích trong sương mù, trong giông tố, với động cơ trả thù nhà và làm bẽ mặt… cánh đàn ông khinh thường phụ nữ.

Phụ nữ lái máy bay chiến đấu? Sau một thời gian do dự ban đầu, Đại nguyên soái Joseph Stalin đã chấp thuận thành lập Trung đoàn máy bay ném bom 588 gồm toàn nữ phi công.


Năm 1941, quân đội Đức bội ước tấn công Liên Xô và cuối năm 1941, chồng của Antonina Bondareva đã hy sinh ở ngoại ô Moscow. Người mẹ của đứa con gái 3 tuổi này đã thề “đền nợ nước, trả thù nhà” và quyết định chiến đấu chống quân phát xít Đức đến cùng… bằng máy bay ném bom như người chồng quá cố.

“Nữ át chủ bài” của không quân Liên Xô: Các nữ phi công Lilia Litvak, Katja Budanova và Maria

Thiếu sót trong báo cáo về quân sự Trung Quốc

Mỹ quá “nới tay” trong việc phác thảo chân dung Trung Quốc nói chung và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) nói riêng.





Ông Gabe Collins
Những ngày qua, dư luận thế giới đang rất quan tâm tới bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về tình hình phát triển quân sự của Trung Quốc.

Hoang tàn, đổ nát ngự trị ở nhà máy xe tăng Kharkov

Quá khứ huy hoàng đã lùi xa, để lại hiện tại đổ nát tại nhà máy xe tăng Kharkov (Ucraina), một trong những trung tâm sửa chữa lớn của ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô.
Nhà máy sửa chữa xe tăng - thiết giáp Kharkov từng là nơi chuyên tiến hành đại tu và nâng cấp các loại tăng T-64, T-80, T-72, cũng như sửa chữa động cơ 5TDF và GTD-1250.

Ngoài ra nhà máy này còn tiến hành sửa chữa các loại thước ngắm tăng, máy viễn trắc laser, cũng như tổ hợp điều khiển vũ khí.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Hải quân Mỹ mua 361 tên lửa Tomahawk



VietnamDefence - Hải quân Mỹ đã đặt mua của công ty Raytheon 361 tên lửa hành trình Tomahawk Block IV có tổng trị giá 337,84 triệu USD.



Tên lửa hành trình Tomahawk (raytheon.com)

Nga đã duyệt cấp tín dụng mua vũ khí cho Việt Nam?



VietnamDefence - Nga đã phê duyệt gần 7 tỷ USD cho các khoản tín dụng xuất khẩu.



Nga trong 3 năm nay đã phê duyệt các khoản tín dụng xuất khẩu để mua vũ khí trị giá gần 7 tỷ USD, Tổng giám đốc công ty Rosoboronoexport Anatoly Isaikin cho biết.

Lãnh đạo Nga cãi cọ về máy bay ném bom chiến lược mới



VietnamDefence - Phát triển PAK DA - Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev, Tổng tham mưu trưởng Makarov bảo có, Phó Thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Rogozin bảo không





Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước?

Tại sao cán bộ, công chức được bồi dưỡng về quốc phòng lại để người nước ngoài có hoạt động vượt ngoài tầm kiểm soát? Tại sao tập đoàn nhà nước lại kém thành công?...


Vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không?

Những câu hỏi trên và hàng loạt câu hỏi khác nữa được đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra khiến người nghe lẫn người có trách nhiệm trả lời không khỏi cảm thấy nhức nhối.

Để giúp độc giả tường tận quan điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, Đất Việt xin đăng tải toàn bộ nội dung bài phát biểu trước Quốc hội của ông chiều ngày 7/6.

Dưới đây là nội dung chi tiết:

Biên phòng Nga biên chế UAV Zala

Bộ đội biên phòng vùng ngoại Baikal mới đây đã nhận vào biên chế máy bay không người lái Zala.
Toàn bộ bộ phận chiến đấu, gồm thân máy bay (có khả năng mang bom), đến các chương trình điều khiển máy bay đều được sản xuất tại Izhevsk.

Máy bay có khả năng hoạt động tại những khu vực chốt bảo vệ cả ban ngày lẫn ban đêm.

Hình ảnh máy bay thu được sẽ được truyền tới màn hình vi tính ở trung tâm, cách máy bay tối đa 20 km.

Nó có thể hoạt động liên tục trong 2 giờ và bay với tốc độ tối đa là 120km/h.

Máy bay hoạt động theo "nguyên tắc Bumerang" - luôn quay trở lại địa điểm xuất phát.



Máy bay không người lái Zala của Nga.


Máy hút bụi 'đốt cháy' tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Theo quan chức Hải quân Mỹ, nguyên nhân vụ cháy tàu ngầm hạt nhân USS Miami của Mỹ là do máy hút bụi, và họ sẽ tiêu tốn khoảng 400 triệu USD để sửa chữa con tàu.
Theo kết quả điều tra mới nhất, quan chức đại diện nhà máy đóng tàu Hải quân Portsmouth, máy hút bụi được các công nhân sử dụng để dọn sạch sau mỗi phiên làm việc và để lại trong tàu ngầm là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn

“Điều tra sơ bộ cho thấy ngọn lửa phát ra từ một trong những máy hút bụi được các công nhân sử dụng sau khi kết thúc phiên làm việc và để lại trong tàu ngầm”, đại diện nhà máy cho biết. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ cụ thể việc làm thế nào ngọn lửa bùng phát. Có thông tin cho rằng, máy hút bụi vẫn được cắm điện.

Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng

Những khoản tiền lớn có thể giúp Hàn Quốc sở hữu trong tay những tên lửa "khủng" giành được ưu thế trước lực lượng pháo binh "hùng hậu" của Triều Tiên.

Quân đội Hàn Quốc muốn chi hơn 2 tỷ USD cho việc phát triển tên lửa trong vòng 5 năm tới. Điều này thể hiện rõ những nỗ lực của nước này nhằm nhanh chóng vô hiệu hóa sức răn đe của lực lượng tên lửa và pháo binh của Triều Tiên trong cuộc chiến tranh tương lai nào.

Kế hoạch của Hàn Quốc là đặt mua và triển khai hơn 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mới. Chúng sẽ nhắm vào các bệ phóng tên lửa và vị trí đặt pháo, cũng như các lực lượng và cơ sở mặt đất của Triều Tiên. Mục tiêu của sự phát triển này là làm giảm sự tàn phá đối với lãnh thổ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc

Báo cáo hàng năm về tổng thể sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc tháng 5/2012 được cho là sơ sài và không phong phú bằng các bản báo cáo trước.





Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Quân đội Mỹ dự định thuê vĩnh viễn sân bay quân sự U-Tapao Thái Lan



Quân đội Mỹ đang tham khảo ý kiến ​​với việc thuê sân bay quân sự U-Tapao Thái Lan, một sân bay quân sự thường trực ở trung tâm Thái Lan, dự kiến nơi này sẽ được quân đội Mỹ sử dụng như là một cơ sở phục vụ các "hoạt động cứu trợ nhân đạo và thiên tai".




Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Lục quân Nga đón UAV nội địa và nhiều vũ khí mới



VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nga đang thử nghiệm một số loại máy bay không người lái (UAV) do Nga sản xuất cho Lục quân Nga, Tư lệnh Lục quân Nga, Thượng tướng Vladimir Chirkin cho biết.



Eleron-3 (wnd.su)

11 vũ khí và công nghệ thế kỷ XXI



VietnamDefence - 11 vũ khí và công nghệ siêu tối tân sẽ góp phần thay đổi diện mạo chiến tranh tương lai.



1. Laser lỏng năng lượng cao HELLADS dùng để phòng thủ lãnh thổ. Đây là các laser tiên tiến đang được Cục Các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển, được các nhà thiết kế rất chú ý do có khả năng “chinh phục tốc độ và sức mạnh của ánh sáng và đối phó với nhiều mối đe dọa”.

Vũ khí laser hiện đang là hiện thực, nhưng các laser hiện có còn quá cồng kềnh để có thể ứng dụng trong thực tế chiến đấu.

Tuy nhiên, DARPA hy vọng sắp tới sẽ đưa ra được loại vũ khí laser công suất 150 kW, đủ nhẹ để lắp trên máy bay tiêm kích.



DARPA


Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (Kỳ 2)

Đánh giá các lực lượng tàu mặt nước: tàu sân bay, tàu khu trục, frigate, tàu đổ bộ, tàu tuần tra, tàu quét lôi của hải quân Trung Quốc.

Lực lượng tàu sân bay

Sau khi lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố, bất cứ đại cường nào cũng phải có tàu sân bay thì việc chương trình xây dựng lực lượng tàu sân bay của hải quân Trung Quốc chuyển sang giai đoạn thực hiện đã trở nên hoàn toàn rõ ràng.

Tuy vậy, đến cuối năm 2007, Bắc Kinh không thông báo gì về việc bắt đầu đóng tàu sân bay. Cho đến tháng 3/2007, một tờ báo Hongkong thân Trung Quốc đã đăng tải thông tin cho biết, Trung Quốc sẽ có “sân bay nổi” đầu tiên của mình vào năm 2010.

Phi công F-22 khó thở vì 'bộ đồ bay'?

Theo một nguồn tin từ Không quân Mỹ, bộ đồ bay Combat Edge trang bị cho phi công lái F-22 có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu oxy.

Theo nguồn tin, phần phía trên của bộ đồ bay phi công khi bay với quá tải lớn sẽ siết chặt vào lồng ngực khiến phi công khó thở. Nhiệm vụ chính của bộ đồ bay điều hòa kháng áp là tạo điều kiện thuận lợi để thở khi xảy ra hiện tượng quá tải và giảm áp suất trong buồng lái.

Vào tháng 10/2010, một chiếc F-22 do phi công Jeffrey Haney điều khiển bị rơi ở Alaska. Theo kết luận của Ủy ban điều tra, nguyên nhân của vụ tai nạn là do hệ thống OBOGS hoạt động không chính xác dẫn đến hiện tượng khó thở của phi công.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể mô phỏng được hiện tượng hoạt động không chính xác của hệ thống OBOGS và Không quân Mỹ tiếp tục điều tra nguyên nhân tình trạng thiếu oxy, nhưng chưa đưa ra được kết quả cuối cùng.

Tàu chiến Nhật áp sát Triều Tiên

Nhật Bản tuyên bố, sẽ cử tàu khu trục Aegis tới gần Triều Tiên hơn nếu nước này tiếp tục chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa.
Tháng 4/2012, Nhật cũng đã triển khai tàu chiến và máy bay nhằm bắn hạ vệ tinh của Triều Tiên vì cho rằng Triều Tiên đã vi phạm thoả thuận ngừng sản xuất các loại vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa đạn đạo.

Tàu Aegis mang theo tên lửa, có khả năng tiêu diệt được với tên lửa đạn đạo hoặc vệ tinh tầm thấp.



Tàu khu trục Aegis của Nhật Bản.

Nga thử tên lửa Topol ở Astrakhan

Đại diện Lực lượng tên lửa chiến lược SMF Nga, Vadim Koval cho biết, ICBM Topol được phóng thành công từ trường bắn Kapustin Yar, Astrakhan ngày 7/6.


 Lần phóng tên lửa này được tiến hành lúc 21h39 (giờ Moscow). Đầu đạn huấn luyện của tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu quy ước tại trường bắn Sary - Shagan ở Kazakhstan.

Những người sử dụng trang mạng Twitter tại các tỉnh Astrakhan và Volgagrad đã chia sẻ hình ảnh và băng video về lần phóng tên lửa này.

Bộ Quốc phòng cho biết, cuộc thử được tiến hành để khẳng định sự ổn định của các tính năng kỹ thuật bay cơ bản của Topol.

Tin ảnh quốc phòng 9/6/2012

Hot girl cưỡi bom trên sa mạc, dàn pháo/súng máy 8 nòng "khủng" của Iran và trực thăng tấn công Mi-24 Hind bay trên bầu trời nước Mỹ là những hình ảnh nổi bật trong tuần qua.
 Dưới đây là những hình ảnh nổi bật trong tuần từ 4/5 - 11/6





Đuổi tàu Trung Quốc bảo vệ VK2



Đuổi tàu TQ, bảo vệ tàu thăm dò VK2

Trong bóng tối mù sương, chúng tôi căng mắt quan sát vẫn chưa nhìn rõ cái gì trước mặt mình…. Hôm nay thời tiết xấu tệ, trời mưa bay tầm tã hơi nước bốc lên tạo thành hàng rào làm tầm nhìn bị hạn chế.
Trên máy VTĐ liên tục vang lên tiếng gọi từ tàu VK2 cảnh báo đây là khu vực nguy hiểm và yêu cầu tàu cá TQ ra khỏi khu vực.
- Phía tàu cá TQ phớt lờ mọi cảnh báo của ta, chúng vẫn lì lợm giữ nguyên hướng đi và vận tốc. Khi đi qua sau lái tàu VK2 tàu cá TQ đột ngột quay ngoắt 90 độ băng ngay vào tuyến cáp thăm dò của tàu VK2.
- Trên máy VTĐ của chúng tôi vang lên mệnh lệnh ngắn gọn dứt khoát :”Tàu … tàu… bảo vệ tàu VK2″ các tàu còn lại tổ chức vây bắt tàu cá TQ.

Dàn đội hình.

- 15 phút sau, đằng xa xuất hiện 2 bóng mờ mờ to vật vã. Sau hồi quan sát chúng tôi khẳng định đây là 2 tàu Ngư chính của TQ.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Israel trình làng súng mới



VietnamDefence - Công ty Israel Weapon Industries (IWI) sẽ giới thiệu tại triển lãm Eurosatory ở Paris dự định tổ chức ngày 11-15/6 mọt số mẫu súng mới của các họ súng trường tự động TAVOR, X95 và ACE.






TAVOR (israel-weapon.com)

Chiến hạm LCS thứ ba nhập ngũ



VietnamDefence - Công ty Lockheed Martin đã bàn giao cho Hải quân Mỹ chiến hạm ven bờ LCS thứ ba có tên USS Fort Worth.





USS Fort Worth (LCS-3) (youtube.com)


Tăng tối tân Merkava Mk.4 cứ 200 km lại phải 'hồi sức cấp cứu'



VietnamDefence - Động cơ xe tăng mới nhất Merkava Mk.4 của Israel phải phục hồi sau mỗi 200 km



Trang cursorinfo.co.il đưa tin, cứ sau 200 km, các hệ thống động lực của Merkava Mk.4 lại bị hỏng. Vấn đề này Israel bó tay không thể giải quyết đã 9 năm nay.

Tổng thanh tra quân đội Israel Ilan Harari đã bắt đầu kiểm tra toàn diện để tìm hiểu tại sao 9 năm nay không thể giải quyết được vấn đề này.

“Một bộ phận quan trọng như thế phải hoạt động cực tốt trong trường hợp khẩn cấp, nhưng rất tiếc là không phải thế. Không thể để tình hình đi đến mức đó. Chúng tôi hy vọng là vấn đề sẽ được giải quyết trước cuộc chiến tranh sắp tới, bởi vì chúng ta sẽ còn cần tất cả những xẻ tăng này”, một nguồn tin quốc phòng Israel nói.



Niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Isael cứ chạy được 200 km lại hỏng.

Bộ đội biên phòng 'bắn chìm tàu lạ, cứu ngư dân'

Chiều 7/6, trên vùng biển Đà Nẵng xuất hiện "tàu lạ" tấn công đánh chìm tàu ngư dân. Ngay lập tức Bộ đội biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng đã đánh trả, bắn chìm tàu lạ, ứng cứu ngư dân.
Đó là nội dung buổi diễn tập do Bộ Chỉ huy BĐBP Đà Nẵng tổ chức mang tên "Tổ quân y Biên phòng (BP) cứu vớt, cấp cứu thương binh, nạn nhân trên biển” với sự chứng kiến của Thiếu tướng Phạm Sóng Hồng, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP).

Theo tình huống giả định, lúc 13h chiều 7/6, tàu tuần tra biên phòng 080404 của Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng) đang làm nhiệm vụ gần 1 nhóm 5 - 6 tàu đánh cá của ngư dân đang đánh bắt hải sản cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 27 hải lý về hướng Đông – Nam thì bị tốp tàu lạ áp sát và tấn công bằng hỏa lực.

Tiêm kích Việt Nam nhận thêm tên lửa mới

Nga tiếp tục bàn giao cho Không quân Việt Nam một số lượng lớn các biến thể tên lửa không - đối - đất Kh-25/25M trang bị cho các chiến đấu cơ MiG-21, Su-22 và Su-27.




Những siêu phẩm ra đi cùng Liên bang Xô Viết'

Không chỉ vì to, độc, lạ, nhiều tuyệt tác công nghệ hàng không Xô Viết còn phải “ra đi tức tưởi” do biến cố chính trị ở Liên Xô đầu những năm 1990.

Liên Xô từng đi trước Mỹ nhiều năm trong cố gắng sản xuất tiêm kích siêu âm cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng. Nếu như ngày nay, các chuyên gia quân sự Mỹ đang cố gắng hoàn thiện F-35B thì các đồng nghiệp Liên Xô đã mày mò công việc này với tiêm kích Yak-141 từ trước những năm 1990. Đáng tiếc, tuyệt tác hàng không này đã “chết yểu” cùng sự tan rã của Liên bang.

Tiêm kích cất cánh như trực thăng

Từ những năm 1980, Cục thiết kế Yakovlev bắt đầu khởi động dự án phát triển tiêm kích siêu âm cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) để thay thế cho các tiêm kích cận âm VTOL Yak-38 trên các tàu sân bay của Hải quân Liên Xô.

Mỹ đánh đổi ‘lái buôn tử thần’ lấy 'điệp viên con cưng'?

Một trong những điệp viên thành công nhất của CIA mới bị Nga kết án hy vọng được Mỹ cứu bằng cách “người đổi người”.





"Lái buôn tử thần" Viktor But. Ảnh: Itar-Tass

Sarkozi thất cử, đối lập Syria thất thế

Việc chuyển trụ sở tại nước ngoài của phe đối lập Syria từ Pháp về Đức có liên quan đến thất bại của Nikolas Sarkozi trong bầu cử tổng thống vừa qua.



Liên minh không chính thức chống lại Bashar al Assad “Nhóm những người bạn Syria”, được thành lập theo sáng kiến của Pháp, đã mở cơ quan đại diện thường xuyên không phải ở Paris, mà ở Berlin.

Người đại diện của bộ Ngoại giao CHLB Đức tuyên bố: “Trong cuộc gặp gần đây nhất giữa các điều phối viên “Nhóm những người bạn” ở Abu-Dabi (thủ đô UAE), chúng tôi quyết định là ban thư ký của liên minh này sẽ có trụ sở ở Berlin. Mục đích hoạt động của nó là phối hợp các nỗ lực quốc tế trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế để nhanh chóng Syria sau khi chế độ của Assad bị lật đổ.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Tăng chủ lực tối tân Merkava Mk.4 lần đầu xuất ngoại



VietnamDefence - Israel đã mời chào quân đội Colombia mua tăng chủ lực Merkava Mk.4 và xe bọc thép chở quân Namer.





indiandefence.com

"Mắt ma" bay thử



VietnamDefence - Máy bay không người lái (UAV) dùng nhiên liệu hydro Phantom Eye của Boeing đã thực hiện chuyến bay đầu tiên.





Phantom Eye (boeing.com)

Mỹ có khu trục siêu tàng hình, Trung Quốc có… tàu cá



VietnamDefence - Mỹ đang đóng chiến hạm “tiên tiến nhất trong lịch sử” là khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt mà Lầu Năm góc gọi là “viên đạn bạc siêu tàng hình”.



Tàu có thể di chuyển một cách vô hình dọc theo bờ biển, kể cả ở vùng nước nông, tấn công các mục tiêu của đối phương bằng pháo ray (một loại pháo điện từ), trong khi đánh lừa được các radar đối phương.



Viettel sẽ chế thử máy bay không người lái



Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel sẽ tăng cường hoạt động nghiên cứu sản xuất các thiết bị quân sự, dân sự, trong đó có việc hoàn thiện và chế thử máy bay không người lái hạng nhẹ.



Thông tin vừa được ông Tống Viết Trung, Tổng Giám đốc Viettel công bố tại Hội thảo “Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển khoa học và công nghệ” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 5/6/2012.

Phe nổi dậy muốn lập vùng cấm bay ở Syria

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga thất vọng vì lực lượng nổi dậy ở Syria rút lui khỏi hiệp định ngừng bắn - 1 phần trong kế hoạch của Liên Hợp Quốc.


 “Đây thực sự là một quyết định đáng buồn và gây thất vọng”- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov nói.

Ông cũng đề cập đến việc Nga đang chờ đón đoàn đại biểu của Bộ Ngoại giao Mỹ đến Nga vào cuối tuần này để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Syria.

AK-12 được đánh giá cao



AK-12 được kỳ vọng trở thành vũ khí lý tưởng cho những người lính tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ hoà bình và thực hiện các chiến dịch chống khủng bố.


Trong cuộc gặp thường niên của Liên minh các phòng thí nghiệm thuộc Uỷ ban công nghệ quốc phòng tại thành phố Solnechnogorsk, Tổng công trình sư của Hiệp hội sản xuất-khoa học Izhmash Vladimir Victorovich đã có buổi giới thiệu về AK-12.

Sau buổi họp ngày 2/5/2012, tất cả các thành viên trong đó có đại diện của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Uỷ ban an ninh liên bang, đều có cơ hội được thử bắn khẩu súng tự động mới.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Mỹ đóng tàu đổ bộ mang tên Tripoli

Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký hợp đồng với hãng Huntington Ingalls đóng mới tàu độ bộ tấn công LHA-7 lớp America mang tên Tripoli.



Nhằm tăng cường cho lực lượng Thủy quân Lục chiến và làm “đối trọng” với tàu đổ bộ Mistral của Nga, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký Hợp đồng đóng mới tàu đổ bộ tấn công mới LHA-7 Tripoli với Công ty Huntington Ingalls Industries Inc, HII (bang Mississipi) với tổng giá trị hợp đồng 2,38 tỷ USD.

Theo kế hoạch, tàu đổ bộ LHA-7 Tripoli phải gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ trong năm 2018.

Tàu ngầm Trung Quốc tiến tới công nghệ AIP trước tàu ngầm Nga

Bài viết trên trang Cnmilitary dẫn các báo cáo quân sự mới nhất của cả Nga và Mỹ cho biết, công nghệ tàu ngầm thông thường của Trung Quốc đã "đuổi kịp" so với các tàu ngầm Nga.


 Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, sức mạnh của Lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể, tính từ năm 2007, nếu như so với những năm trước đó, tần suất hoạt động trên biển của các tàu ngầm Trung Quốc đã tăng lên hàng chục lần.

Trong thập kỷ qua, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đã được trang bị toàn diện các thiết bị mới, tỷ lệ tàu ngầm mới đã tăng lên gần 80% trong năm 2010.

Nhật Bản muốn xuất khẩu thủy phi cơ US-2


Sau khi nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy việc bán các máy bay ra nước ngoài mà trước hết là nhắm tới các nước Châu Á - Thái Bình dương.
Tại Hội nghị Shangri-La tổ chức từ ngày 1-3/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe cho rằng có nhiều triển vọng xuất khẩu thủy phi cơ ShinMaywa US-2 thiết kế cho công tác tìm kiếm cứu nạn.

“US-2 đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở Nhật Bản. Tôi tin rằng loại máy bay này sẽ góp phần cải thiện và giúp đỡ hoạt động tuần tra giám sát biển và khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt ở các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương,” ông Shu Watanabe nói.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Kazakhstan tăng cường bảo vệ tuyến biên giới với Trung Quốc

Tại tỉnh Almata của Kazakhstan việc bảo vệ biên giới với Trung Quốc đã được tăng cường.



 Intefax đã đưa tin như vậy căn cứ vào kênh truyền hình quốc gia Kazakhstan Habar. Các biện pháp này đã được áp dụng sau khi ở đồn biên phòng đóng trên lãnh thổ huyện Alakol của tỉnh Almata có hơn 10 quân nhân đã hi sinh trong những hoàn cảnh không rõ ràng.

Theo tin của nguồn tin này, trên toàn huyện Alakol đã bố trí các trạm gác. Truyền hình “31 kênh” cũng đưa tin như vậy.

Theo hãng này, trên tuyến đường ôtô Almata– Oskemen đã triển khai các trạm gác vũ trang, các xe đi qua bị khám xét. Tại các điểm dân cư của huyện Alakol “đầy những người bảo vệ trật tự”, hãng này đưa tin.

Theo tin được đưa, các quan chức địa phương kêu gọi dân chúng cảnh giác và cẩn thận.



Chòi canh biên giới ở Kazakhstan.

Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình thứ hai J-60?

Kênh truyền hình Phoenix (Hong Kong) dẫn nguồn tin từ Tuần báo Hàng không Mỹ tiết lộ, Trung Quốc đang phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình tầm trung mang tên J-60.

Theo thiết kế, J-60 có trọng lượng 20 tấn với khả năng cơ động cao hơn nhiều J-20 có trọng lượng 30 tấn hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm của Trung Quốc. Theo đó, J-60 có thể được so sánh với F-35 của Mỹ.

Theo bình luận của nguồn tin, nếu J-20 được Trung Quốc so sánh là một đối thủ đáng gờm với F-22 Raptor của Mỹ, thì J-60 có thể cạnh tranh được với máy bay F-35 đa năng của Mỹ.




Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 được Trung Quốc so sánh là một đối thủ đáng gờm với F-22 Raptor của Mỹ. (Ảnh máy bay J-20)


Thủ tướng muốn Mỹ dỡ lệnh cấm vận vũ khí

Hôm 4/6, trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.



Theo nguồn tin từ báo điện Chính phủ, trong buổi tiếp đón, Bộ trưởng Panetta bày tỏ rằng, Chính phủ Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, và mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Bộ trưởng Panetta cũng rất hài lòng về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Mỹ thời gian qua, mong muốn hai nước tiếp tục tích cực triển khai thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng được hai Bộ Quốc phòng ký năm 2011.

Hé lộ 'món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau 30/4/1975

Đại tá Victor Kyznechov có những kỉ niệm khó quên tại Việt Nam, liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu các chiến đấu cơ F-5, A-37.


Sau đây là những dòng cảm nhận được ông ghi lại trong những ngày tháng nhiều cảm xúc đó:

Một buổi tối tháng 11/1975, cố vấn kỹ sư trưởng của Không quân Nhân dân Việt Nam, Đại tá Mitin đến gặp chúng tôi. Ông chọn tôi, vì tôi có nhiều kiến thức trong lĩnh vực vô tuyến, cho một nhiệm vụ mà ông không nói trước. Sau đó, chúng tôi rời Hà Nội và bay vào Đà Nẵng, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Việt Nam.

Căn cứ quân sự này có 2 đường băng cất và hạ cánh hướng ra biển. Ở giữa căn cứ có một trung tâm quản lý. Ngoài ra, tại căn cứ này còn có 2 điểm điều phối bay, 1 trong 2 điểm đó được bảo vệ. Trong căn cứ lúc đó có 150 trực thăng và máy bay do Mỹ sản xuất. Tất cả đều trong tình trạng tốt.

'Quan hệ quân sự Việt - Mỹ không đe dọa lợi ích nước khác'

Đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ độc lập tự chủ, hoàn toàn không lệ thuộc vào nước khác, không đi với nước này chống nước kia”.


Đây là thông điệp được Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đưa ra trong cuộc gặp người đồng cấp Mỹ, ông Leon Panetta.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, sáng 4.6, sau hội đàm, hai Bộ trưởng đã gặp gỡ báo chí trả lời nhiều vấn đề mà dư luận đang quan tâm.

Huấn luyện tân binh tại Trung đoàn 43

Trung đoàn bộ binh 43 (Sư đoàn 395, Quân khu 3) là đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Xứng đáng với danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, trong những năm qua đơn vị luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành toàn diện mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Thân xác là một dạng 'tài nguyên'


Trong khi ở Hà Nội, người mẫu Hồng Hà bán “tài nguyên xác thịt” thì ở Cái Răng, Cần Thơ hai người phụ nữ khác lại dùng thân thể mình để bảo vệ tài nguyên.

Hồng Hà – một diễn viên kiêm người mẫu vừa bị bắt quả tang bán dâm. Cô tất nhiên không nổi tiếng bằng “Vàng Anh”. Cô cũng không có những clip “chuyên nghiệp” như Yến Vi hay “gợi cảm” như những bức ảnh của Hồng Nhung. Nhưng thật thà như kiểu nữ hoàng nội y Ngọc Trinh, khi cô “tâm sự”: “Em nghĩ đơn giản là mình chỉ đi chơi Đồng Mô một buổi với khách mà lại kiếm được nhiều tiền thế thì chẳng tội gì…”. Chuyện này có lẽ đáng ra là rất bình thường.

Đức bán tàu ngầm hạt nhân cho Israel



Theo tờ Tấm Gương, Đức đang cung cấp cho Hải quân Israel các tàu ngầm có khả năng mang theo tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp. Nếu Israel quả thực sở hữu loại tên lửa này, họ có thể triển khai bất kỳ lúc nào họ muốn.


Thủy thủ Israel ngồi trên mộ tàu ngầm lớp Dolphin ở biển Địa Trung Hải, gần cảng Haifa. Ảnh: Reuters

'Khu vực sẽ ổn định nếu Việt Nam, Philippines... hùng mạnh'


  Khu vực sẽ ổn định nếu có một Việt Nam hay Philippines hùng mạnh... Sẽ mất ổn định nếu chỉ có nước yếu, trong khi Mỹ, TQ là cường quốc - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh sáng nay (4/6) ở Hà Nội.

Cuộc họp báo diễn ra ngay sau khi hai Bộ trưởng tiến hành hội đàm. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho hay hai bên tập trung trao đổi tìm biện pháp thúc đẩy thực hiện bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng được ký năm ngoái.

Việt Nam đồng ý mở 3 khu khai quật mới tìm hài cốt lính Mỹ

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Panetta 3 bức thư, những kỷ vật của lính Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam. Hai bên cũng tiếp tục hợp tác trong rà phá bom mìn sót lại trong chiến tranh, hợp tác tẩy độc chất da cam tồn lưu ở một số sân bay, khu vực trước đây Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.


Ảnh: Trường Sơn

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Điểm yếu chết người trên công nghệ tàng hình F-22

Theo những giả thuyết và khám phá mới, chính vật liệu giúp F-22 tàng hình là nguồn gốc gây chứng khó thở cho phi công.


Theo Không quân Mỹ, chiến đấu cơ F-22 Raptor mang đến cho họ một cái gì đó cho cuộc chiến mà không máy bay nào khác của họ co thể so sánh được: Đó là khả năng ẩn náu trước radar, nhờ công nghệ tàng hình. Nhưng giờ đây, các nhà phân tích đã đưa ra một giả thuyết mới: Có thể những vật liệu để làm cho máy bay F-22 tàng hình chính là nguyên nhân chính làm cho các phi công bị chóng mặt và mất phương hướng ở trong khoang lái.

Các nhà điều tra Không quân Mỹ đang tìm kiếm dựa theo giả thiết rằng, chất độc từ vật liệu tàng hình của F-22 đã xâm nhập vào nguồn cung cấp không khí cho phi công. Đây là một trong những giả thuyết chính.

Pierre Sprey, người đã tham gia sâu vào việc thiết kế những khâu quan trọng của máy bay chiến đấu F-16 và F-22 ghi nhận rằng, nhiều nguồn khói độc hại có thể phun ra trên F-22 Raptor.

Có ATD-X, F-35 chỉ là 'lính đánh thuê' của Nhật Bản

Với trình độ công nghệ và khả năng tài chính của Nhật Bản, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm ATD-X do nước này tự phát triển được các chuyên gia đánh giá sẽ "vượt xa" tính năng của F-35.



Ông Panetta muốn hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ có thêm bước tiến

Cảng Cam Ranh của Việt Nam được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đánh giá có tầm quan trọng chiến lược trong kế hoạch dịch chuyển Hải quân Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương.


 Trong bài phát biểu vào hôm 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, cảng hải quân Cam Ranh có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược dịch chuyển hải quân về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ.

Ông Panetta là người đứng đầu Lầu Năm Góc đầu tiên tới thăm vịnh Cam Ranh từ sau chiến tranh Việt Nam, chuyến đi mang tính xã giao này phản ánh những nỗ lực của Washington nhằm làm sâu sắc mối quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng hiện nay.

"Quyền ra vào căn cứ Cam Ranh của tàu Hải quân Mỹ là chìa khóa quan trọng của mối quan hệ này và chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn ở đây (cảng Cam Ranh)", ông Panetta nói với các phóng viên trên boong tàu USNS Richard E. Byrd, tàu chở hàng của Hải quân Mỹ đang leo đậu để bảo dưỡng tại cảng.



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu về vai trò chiến lược của cảng Cam Ranh trên boong tàu USNS Richard E. Byrd. Ảnh Reuters


Đoàn 916 diễn tập đổ bộ đường không

Trung đoàn trực thăng 916 là đơn vị được giao trọng trách thực hiện nhiệm vụ phòng chống khủng bố, bạo loạn, tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, chống cháy rừng khi cần.
Trung đoàn không quân 916 (thuộc Sư đoàn Không quân 371) là một đơn vị giàu truyền thống của Quân chủng Phòng không – Không quân, với những biên đội trực thăng hiện đại, được điều khiển bởi nhiều phi công kinh nghiệm với hàng nghìn giờ bay tích lũy.

Những năm qua, Đoàn không quân 916 luôn được Quân chủng và Sư đoàn 371 tin tưởng giao những nhiệm vụ quan trọng, như tham gia diễu binh chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; thực hiện cứu hộ cứu nạn, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; tham gia phòng chống cháy rừng; diễn tập phòng chống khủng bố, bạo loạn cũng như bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước trong các tình huống đặc biệt…

Borey quá 'khủng' để biên chế ở Hạm đội TBD

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Borey sẽ không phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương do các cơ sở hạ tầng tại căn cứ trên bán đảo Kamchatka không đủ khả năng tiếp nhận tàu.

Theo Izvestia, tàu ngầm đầu tiên của project 955 Borey mang tên lửa chiến lược Bulava không phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương như dự tính ban đầu mà chuyển về “đầu quân” cho Hạm đội Phương Bắc. Quyết định việc này đã được Tư lệnh mới của Hải quân Nga, Viktor Chirkov phê chuẩn vào ngày 6/5.

Lý do chính dẫn đến sự thay đổi này là do cơ sở hạ tầng ở căn cứ tàu ngầm Vilyuchinsk (bán đảo Kamchatka) chưa được điều chỉnh để “thích nghi” với Borey.

Ngoài ra, Hạm đội Phương Bắc gần nhà máy đóng tàu Sevmash, nơi chế tạo lớp Borey, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa, hiệu chỉnh những khiếm khuyết có thể xảy ra trên tàu mới trong quá trình khai thác.

Trước đó, vào tháng 2/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov nói rằng, tàu ngầm lớp Borey đầu tiên sẽ được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương. Nhưng sau đó vào tháng 2/2012, Thủ tướng Vladimir Putin trong bài viết về quân đội cho rằng Borey sẽ được bố trí tại căn cứ Vilyuchisk.



Vì sao Putin 'viễn công, cận giao'?

Thời gian khởi động nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin trùng với hoạt động phản kháng đông người ở Moscow và cả Hội nghị thượng đỉnh G–8 ở Trại David.

Xem ra, cả hai sự kiện này đã không làm Putin quan tâm lắm. Tổng thống đã không để ý đến những hoạt động phản kháng ở Moscow và thay cho Hoa Kỳ ông có ý định thăm “nước ngoài” trong khối SNG.

Chuyến đi Mỹ lẽ ra phải là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Vladimia Putin sau khi quay trở lại điện Kremli song Putin đã quyết định là thay cho Thủ tướng Dmitri Medvedev sẽ đi dự hội nghị thượng đỉnh G–8 (18–19/5).

Phía Nga giải thích điều này là do tổng thống bận thành lập chính phủ mới. Putin cũng không có thời gian gặp Barak Obama sau hội nghị thượng đỉnh Nga–EC ở Saint–Peterburg (3– 4/6). Dự kiến, ngày 5– 7/6 tổng thống Liên bang Nga đi thăm Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.



Vladimir Putin.

Hôm nay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay sẽ bắt đầu chuyến thăm Việt Nam nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á tại Singapore hôm 2/6. Ảnh: AP.


Trung Quốc cảnh báo Mỹ về Biển Đông


Truyền thông nhà nước của Trung Quốc cảnh báo Washington về việc can thiệp vào Biển Đông, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói sẽ đưa phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình dương cho tới năm 2020.


Tàu chiến đấu Littoral của Mỹ được cử tới Singapore . Đây là một trong những chiến hạm của hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy

VN 'hồi sinh' xe thiết giáp chở quân BTR-152

Các cán bộ Viện kỹ thuật cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu, nâng cấp cải tiến thành công xe thiết giáp chở quân BTR-152.

 Công trình “Nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động của xe thiết giáp chở quân BTR-152 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” thu hút được đông đảo đại biểu quan tâm, tìm hiểu. Đây là một trong 8 công trình được trao giải nhất và có giá trị thực tiễn rất cao tại lễ trao giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội năm 2011 vừa được tổ chức.

Tri ân liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma

Hôm 2/6, Tập đoàn dầu khí phối hợp Báo Thanh Niên đã tặng 10 suất quà cho các gia đình thân nhân liệt sĩ anh dũng hi sinh bảo vệ chủ quyền đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.




Nga lập 'thung lũng Silicon' quốc phòng

Nga muốn xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự theo mô hình Trung tâm Skolkovo - "Thung lũng Silicon nước Nga".
 "Liên đoàn hỗ trợ các xí nghiệp quốc phòng đang xem xét vấn đề xây dựng ở Moscow một trung tâm nghiên cứu khoa học tương tự Skolkovo - Thung lũng Silicon nước Nga," người đứng đầu liên đoàn, đại biểu Duma Quốc gia Vladimir Gutenev vừa tiết lộ sáng kiến mới này.

"Thung lũng Silicon quốc phòng"

Sự khác biệt giữa hai trung tâm này sẽ là tính chuyên nghiệp, theo những người đưa ra sáng kiến, các nhà khoa học hàng đầu, chuyên nghiên cứu việc tạo ra các công nghệ quân sự hiện đại sẽ đến trung tâm mới làm việc.

John McCain: Tại sao châu Á cần Mỹ? (kỳ 2)

"Thay vì thụ động, chúng ta cần phải di chuyển về phía trước với chương trình nghị sự của riêng mình..."
 Cần phải tăng cường sức mạnh Mỹ ở Châu Á

Chúng ta cũng cần phải hành động tích cực nhiều hơn nữa trong lĩnh vực đa phương. Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương chia rẽ các nước ASEAN. Vì vậy, chúng ta có nên bao gồm tất cả các nước thành viên ASEAN, hoặc nhấn mạnh vào một thỏa thuận chính thức về thương mại tự do giữa Mỹ và ASEAN. Điều chính là để đạt được thành công chiến lược dài hạn và kinh tế Mỹ cần một chiến lược thương mại đầy tham vọng ở châu Á.
Tại sao Châu Á cần Mỹ (Kỳ 1)
Cách giải quyết thứ hai, có thể có ý nghĩa rất lớn cho cân bằng lực lượng ở khu vực. Mục tiêu của chúng ta là tăng cường liên minh Mỹ-Nhật trong khi vẫn duy trì cam kết chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua sự hiện diện mạnh mẽ và đáng tin cậy của lực lượng Hoa Kỳ ở các khu vực triển khai tiên phong.

John McCain: Tại sao châu Á cần Mỹ?

"Hoa Kỳ vẫn là đối tác ưu tiên đối với nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, Washington phải đặt những tranh chấp chính trị sang một bên" -

 Thượng nghị sĩ John McCain, thành viên cấp cao của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về các vấn đề lực lượng vũ trang Mỹ đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington.

Dưới đây là nội dung chính của phát biểu:

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Mỹ sẽ điều 60% tàu hải quân đến Thái Bình dương


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay cho biết nhằm hiện thực hóa chiến lược hướng về châu Á, nước này sẽ điều 60% lực lượng tàu hải quân đến Thái Bình dương trong thập niên tới.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu với các binh sĩ tại Hawai hôm qua. Ảnh: AFP


Việt Nam mua Kilo hay Amur

31 Tháng năm 2012, Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để bán một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo - Amur, loại tàu ngầm này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông Việt Nam. Tàu ngầm cũng có thể được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể đe dọa tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng biển phía Nam Trung Quốc. Hải quân Việt Nam có thể có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng biển phía Nam Trung Quốc, sẽ cạnh tranh sự kiểm soát Trường Sa với hải quân Trung Quốc.

Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam tại Trường Sa


TP - Sáng 6-6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m2.



Bắt trợ lý thứ trưởng an ninh TQ làm việc cho CIA


Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ trợ lý một thứ trưởng bộ an ninh quốc gia Trung Quốc vì nghi làm gián điệp nhiều năm cho Mỹ, một nguồn tin nắm vững quá trình điều tra cho hay.

 Viên trợ lý này bị bắt hồi đầu năm, trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Thông tin về vụ việc không được tiết lộ để không gây khủng hoảng cho quan hệ Trung-Mỹ.

Tàu chiến Nga tập trận chung cùng NATO

Tàu đổ bộ Kalingrad đã rời Hạm đội Baltic của Nga để tham gia vào cuộc tập trận chung có tên BALTOPS 2012 từ ngày 1-16/6.
Nội dung cuộc tập trận gồm các bài tập tác chiến chống tàu ngầm, giải cứu trên biển và chống khủng bố. Về phía NATO, lực lượng tham gia gồm 20 tàu chiến và 20 máy bay đến từ các quốc gia thành viên.

BALTOPS là một cuộc tập trận quân sự thường niên được tổ chức tại vùng biển Baltic và những khu vực phụ cận từ năm 1971.

Từ năm 1993, nó đã trở thành một nhân tố chính trong chương trình Hợp tác vì Hoà bình của NATO.



Tàu tấn công đổ bộ Kalingrad.

Vũ khí hậu chiến của Mỹ ở Afghanistan

Sau khi rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, Lầu Năm góc sẽ cài lại ở đó nhiều thiết bị gián điệp ngụy trang.

Các sensor do thám có kích thước bằng bàn tay sẽ theo dõi người Afghanistan ở những nơi bất ngờ nhất.

Mỹ không muốn bỏ lại Afghanistan hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát. Bởi vậy, tập đoàn Lockheed Martin đã phát triển “các hòn đá gián điệp”, tức là các sensor mặt đất tự động UGS (unattended ground sensor) theo dõi tình hình xung quanh chúng và khi có hoạt động đáng ngờ thì truyền thông tin về trung tâm. Theo các nhà sản xuất, một số mẫu trong điều kiện thuận lợi có thể làm việc tự hoạt trong thời gian đến 20 năm.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Tranh chấp Biển Đông bước vào khúc quanh mới?



Cán cân Mỹ - Trung tại Đối thoại Shangri-La lần này sẽ giúp hình dung rõ hơn về trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trước những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Kể từ 28/5, ba khu trục hạm của hải quân Nhật Bản sẽ ghé cảng Manila trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài 4 ngày. Như vậy là sau Mỹ, Ấn Độ, đến lượt Nhật Bản cho chiến hạm ghé cảng Philippines.

Ngày 29/5, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ sáu (ADMM6) tại Campuchia đã thống nhất sẽ đẩy nhanh việc tổ chức ADMM+, hay còn gọi là "ADMM mở rộng", tức là có thêm sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Từ nay thay vì 3 năm, diễn đàn này sẽ được tổ chức 2 năm một lần để Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia ADMM+ có dịp trao đổi thường xuyên hơn về quan điểm cũng như minh bạch hóa các vấn đề quốc phòng, an ninh và địa-chính trị.

Những đòn đau giáng vào nỗ lực chống tham nhũng ở VN



“Không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp châu Âu và các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nản lòng và mệt mỏi đối với nạn tham nhũng hiện vẫn đang lan tràn, len lỏi và tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam”.

Bê bối ở Vinashin, Vinalines chưa được giải quyết triệt để thì công cuộc chống tham nhũng lại bị bồi thêm một cú giáng mạnh khi Đan Mạch tuyên bố hủy tài trợ vì nghi ngờ “gian lận”


Đan Mạch dừng 3 dự án ODA tại Việt Nam vì nghi tiêu cực


Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội cho biết quyết định dừng hoạt động 3 trong 4 dự án nghiên cứu sử dụng ODA của nước này tại Việt Nam do có bất thường về tài chính.

Trong thông cáo báo chí công bố chiều 1/6, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội cho biết quyết định được đưa ra sau khi có kết quả kiểm toán của hãng PriceWaterhouseCoopers cho thấy vốn viện trợ phát triển chính (ODA) Đan Mạch có thể bị sử dụng sai mục đích ở 3 dự án nói trên.

Khởi công nhà máy tàu quân sự tại Cam Ranh

Ngày 31/5, tại căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân khởi công xây dựng Nhà máy X52.
Đây là cơ sở sửa chữa tàu biển lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nhà máy có nhiệm vụ sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật tàu chiến của Quân chủng Hải quân, tàu thuyền quân sự hoạt động tại khu vực biển miền Trung, Trường Sa, DK. Nhà máy còn liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước sửa chữa tàu thuyền quân sự và dân sự.

Phát biểu tại lễ khởi công, thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh việc xây dựng Nhà máy X52 đánh dấu bước phát triển mới Quân chủng Hải quân.



Đánh thắng Syria, NATO cần 2.000 máy bay, 60 vạn quân

Cuộc chiến chống Syria có thể nổ ra vào tháng 8-9. Bình luận của các chuyên gia Nga trước cuộc chiến có thể diễn ra.


Phương Tây đang thực sự chuẩn bị cho cuộc chiến với Syria. Tân Tổng thống Pháp François Hollande trên kênh truyền hình France 2 hôm thứ tư, 30/5, đã tuyên bố không loại trừ khả năng xâm lược vũ trang vào Syria. Tuy nhiên, ông Hollande vẫn nhấn mạnh rằng, việc đó chỉ có thể thực hiện khi có nghị quyết tương ứng của Hội đồng Bảo an LHQ.

Bỉ cũng không ngại gây chiến. Ngày 30/5, ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders đã ủng hộ ý tưởng can thiệp. Dĩ nhiên, người Mỹ cũng rất máu chiến. “Lầu Năm góc sẵn sàng bất cứ lúc nào soạn thảo kế hoạch can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Syria. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ đệ trình các kịch bản can thiệp quân sự khác nhau”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS. Song ông Dempsey cũng kêu gọi xem xét thận trọng việc sử dụng sức mạnh quân sự ở Syria.

Mỹ mang 'kịch bản tồi tệ' dọa Syria

Đặc phái viên Mỹ tại LHQ Susan Rice đưa ra lời cảnh báo nếu tình hình bạo lực ở Syria không có dấu hiệu thuyên giảm.



Phát biểu tại Hội đồng Bảo an ngày hôm qua tại New York, 31/5, bà Susan Rice cho rằng những giải pháp có khả năng hơn cả cho Syria đang vượt ra khỏi khuôn khổ kế hoạch do phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Kofi Annan vạch ra.

“Nếu cả kế hoạch của ông Kofi Annan hoặc biện pháp trừng phạt chống lại Damascus đều không giúp khắc phục khủng hoảng Syria, thì chỉ còn lại “kịch bản tồi tệ nhất”, Đặc phái viên Mỹ tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.

Viện cớ VKHH để xâm lược Syria

Theo nguồn tin ngoại giao, phương Tây có thể viện cớ “kiểm soát” vũ khí hóa học tránh rơi vào tay khủng bố nếu chế độ Assad sụp đổ để đưa quân vào can thiệp như Libya.

 Một ấn bản của Telegraph tường thuật lại từ nguồn tin, Syria sở hữu hàng trăm tấn khí độc như VX, Sarin... Các chính phủ phương Tây rất quan tâm về an toàn cho lượng vũ khí này nếu chế độ của Assad sụp đổ hay mất kiểm soát với các điểm cất giữ vũ khí.

Nhà ngoại giao cho rằng: “Điều mà cá nhân mọi người rất lo lắng là kho vũ khí hóa học (VKHH). Trong trường hợp xấu, số VKHH sẽ trở thành nhân tố thay đổi toàn bộ cuộc chơi”.

Đồn biên phòng Kazakhstan trên biên giới Trung Quốc bị giết sạch

15 lính biên phòng Kazakhstan chết và mất tích trên biên giới Trung Quốc.

 Biến cố nghiêm trọng này xảy ra tại một đồn biên phòng mấy ngày trước (chưa xác định được thời gian chính xác).

Ngày 30/5, lực lượng của đồn biên phòng Sary Bokter phát hiện trên núi tòa nhà của đồn Arkan Kergen, tỉnh Alma-Ata, giáp giới Trung Quốc, bị cháy và và thi thể những lính biên phòng bị chết. Các khu nhà ở, các kho đồ và thực phẩm đều bị cháy.

Đồn này đóng ở nơi hẻo lánh, khó tiếp cận, có tin chỉ có thể đến đó bằng trực thăng.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Tàu chiến Nhật sẽ áp sát cửa ngõ Trung Quốc



Nhật Bản đang cân nhắc khả năng triển khai một loạt tàu khu trục Aegis tối tân của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải đến vùng biển quốc tế ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Đây là khu vực nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc.

Tờ Asahi Shimbun hôm qua (30/5) đưa tin, họ đã biết được thông tin trên từ một bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Bản báo cáo này xác định những vấn đề liên quan đến phản ứng của Nhật Bản đối với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 4. Bản cáo cáo của Bộ Quốc phòng cho biết, bộ này đang cân nhắc điều các tàu khu trục “đến vùng lãnh hải gần với nơi phóng tên lửa của Triều Tiên. Mục đích là để có thể phát hiện dễ dàng hơn đường đi của tên lửa Triều Tiên” nếu nước này phóng thêm các tên lửa khác.

Nga sẽ cho ra lò 100 tổ hợp Pantsir– S1

Phòng thiết kế chế tạo dụng cụ đo lường (IDB) Tula sẽ lắp ráp hơn 100 tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir– S1” trước năm 2020.


 RIA Novosti đưa tin Phó tổng giám đốc phòng thiết kế chế tạo dụng cụ đo lường IDB Yuri Savenkov đã tuyên bố như vậy.

Theo ông này, hiện phòng thiết kế sản xuất chủ yếu dành cho xuất khẩu, nhưng “từ năm 2013 sẽ chủ yếu đáp ứng nhu cầu đặt hàng quốc phòng nhà nước”.

Nga chọn mua máy dò ngay trên bãi mìn

Trong tháng 6 và tháng 8/2012, Nga sẽ thử các máy dò mìn mới trên thực địa ở Chechnya.


 Nguồn tin ở bộ Tổng tham mưu kể với Izvestia, lãnh đạo lực lượng công binh sẽ đưa đại diện các xí nghiệp sản xuất đến các bãi mìn thực để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu không ai bị dính mìn, máy dò sẽ được mua để cấp cho đơn vị.

Người tiếp chuyện báo Izvestia giải thích: “Chúng tôi cần mua những máy tốt nhất, vì điều này liên quan đến sinh mạng chiến sĩ”.

Trung Quốc đang chia rẽ Đông Nam Á?

Việc các nước ASEAN đang bị chia rẽ về vấn đề Trung Quốc và biển Đông thì quá hiển nhiên. Điều còn mù mờ ở đây là liệu tình trạng bất nhất này có phải do Trung Quốc “đạo diễn”,

 Các quan chức quân sự Đông Nam Á đang hội họp tại Phnom Penh trong Hội nghị cấp cao giữa các Bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á.

Năm nay chủ đề của cuộc gặp là Tăng cường đoàn kết trong nội bộ các nước ASEAN cho một cộng đồng An ninh và Hoà hợp. Có vẻ như đoàn kết và hoà hợp đang là những yếu tố đang thiếu trong ASEAN thời điểm này và cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng này không nhằm mục đích khẳng định lại việc này.

Con tàu bí ẩn nhất Hải quân Liên Xô

Cuối những năm 1950 cùng với việc tạo ra các đầu đạn hạt nhân và các phương tiện mang thế hệ mới, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng với Mỹ và Phương Tây.

 Mỹ đã không còn nằm ngoài tầm với của tên lửa Liên Xô. Sự cân bằng hạt nhân giữa hai siêu cường đã được duy trì, nhưng sau 5 năm, đã thay đổi về số lượng và chất lượng.

Tên lửa đẩy đã được cải tiến thành tên lửa đạn đạo tầm xa và thử nghiệm thành công về tầm xa và độ chính xác của cuộc tấn công được thực hiện từ lãnh thổ Liên Xô. Thông thường, việc theo dõi hành trình bay của tên lửa đạn đạo được thực hiện bởi các trạm đo lường trên mặt đất.

Trung Quốc chi 700 triệu USD mua động cơ tiêm kích Nga



VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào đầu năm 2012 thông qua sự trung gian của hãng Rosoboronoexport đã mua 140 động cơ máy bay AL-31F, một nguồn tin thân cận với Rosoboronoexport tiết lộ.





AL-31F-M1 (salut.ru)


Tiêm kích Anh Harrier ra nghĩa địa Mỹ



VietnamDefence - Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) đã đưa 72 tiêm kích BAE Harrier II GR9/A/T12 mua của Anh ra “Nghĩa địa” (The Boneyard).






Harrier II của Anh tại nghĩa địa AMARG (Jane's)


Việt Nam có nên mua 18 chiếc Su-30K

Việc Nga công bố quyết định sẽ bán lại 18 chiến đấu cơ đa năng Su-30K đã qua sử dụng cho đối tác tiềm năng đặt ra nhiều câu hỏi. Ai sẽ là đối tác trong thương vụ này?

 Mới đây, RIA Novosti dẫn lời Phó Giám đốc thứ nhất Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Alexander Fomin cho hay, Nga quyết định bán lại lô máy bay tiêm kích Su-30K bị Ấn Độ từ chối trong năm 2003, do liên quan đến các vấn đề sự cố của động cơ.

Như thông báo trước các phóng viên của ông Fomin, lô 18 máy bay Su-30K trước đó được Quân đội Ấn Độ sử dụng, đang nằm trong xưởng sửa chữa máy bay ở Belarus, dự kiến sẽ bán cho "mọi khách hàng tiềm năng".



Nga lên kế hoạch nâng cấp Su-30K/MK lên Su-30KN hiện đại hơn để bán cho một nước thứ ba.