Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Soi 5 chiến hạm Trung Quốc dùng để 'dằn mặt' Philippines

Trong một diễn biến mới xoay quanh những căng thẳng gần đây tại bãi đá Hoàng Nham/Scarborough, Trung Quốc đã điều động 5 tàu chiến tới một địa điểm chưa xác định gần Philippines.

 Tuy phía Trung Quốc cho biết 5 tàu này được điều tới khu vực đó tham gia khóa huận luyện, nhưng cũng có thể sẽ điều động để hỗ trợ cho tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough.

Ngoài ra, sự xuất hiện của 5 tàu chiến Trung Quốc này có thể là nhằm đáp trả việc Mỹ điều động tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia (USS North Carolina) neo đậu tại vịnh Subic (cách Hoàng Nham/Scarborough) hơn 200km.

Hoặc cũng có thể, hành động này nhắm tới việc Philippines sắp tiếp nhận tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ - được xem tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của lực lượng Hải quân Philippines già nua.

Dưới đây là một số thông tin về 3 loại tàu Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần Philippines:



Trong số 5 tàu được điều động tới vùng biển, có sự góp mặt của 2 khu trục lớp Lữ Giang I Type 052B (số hiệu 168 và 169). Lớp Lữ Giang I thiết kế để đáp ứng nhiệm vụ phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm.

Lữ Giang I có lượng giãn nước khoảng 6.500 tấn, dài 154m. Thủy thủ đoàn trên tàu 280 người.



Lữ Giang I có năng lực phòng không khá mạnh với tổ hợp tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil (48 quả) với 2 bệ phóng đặt ở phía sau tháp pháo tàu và một ở trên nóc hangar chứa trực thăng.

Tên lửa được dẫn đường bằng đầu tự dẫn radar bán chủ động, tầm bắn chống máy bay 38km, chống tên lửa hành trình 20km.

Tên lửa được điều khiển bằng radar MR90 (trên tàu trang bị 4 radar), loại radar này có thể cung cấp 2 kênh dẫn 2 tên lửa đồng thời tiến công mục tiêu.



Ngoài ra, khả năng phòng không còn được bổ sung bằng 2 tổ hợp pháo phòng không tầm ngắn Type 730. Tổ hợp trang bị một pháo 7 nòng cỡ 30mm có tầm bắn lớn nhất khoảng 3.000m và radar điều khiển hỏa lực cùng thiết bị ngắm quang – điện.




Lữ Giang 1 trang bị hệ thống định vị thủy âm lắp dưới thân tàu để kết hợp cùng thiết bị hỏa lực đối phó với các mối nguy hiểm dưới lòng biển.

Hỏa lực chống ngầm gồm 2 bệ phóng rocket săn ngầm 6 nòng cỡ 240mm Type 87 đặt ngay trước tháp pháo 100mm (ảnh trên).

Và 2 cụm máy phóng ngư lôi (mỗi cụm 3 ống) loại 324mm bắn ngư lôi hạng nhẹ Yu-7 có tầm bắn ngắn 7,3km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m (ảnh dưới).

Bên cạnh đó, khả năng săn ngầm của tàu còn có sự hỗ trợ từ một trực thăng Kamov Ka-28 hoặc trực thăng nội Z-9C.




Hỏa lực chống hạm của Lữ Giang I thực sự nguy hiểm (các tàu chiến của Philippine không bao giờ có thể là đối thủ). Tàu trang bị tới 16 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa YJ-83 có tầm bắn tới 180km, đầu đạn nặng 165kg.



Hai tàu tiếp theo trong đội tàu 5 chiếc của Trung Quốc thuộc lớp tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A. Tàu có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, dài 134m. Chiếc tàu thiết kế tác chiến đa nhiệm vụ: phòng không, chống hạm và chống ngầm (>> chi tiết).

Tuy xếp vào lớp tàu hộ vệ (frigate) nhưng hỏa lực của Giang Khải I giống hệt Lữ Giang I nhưng số lượng ít hơn. Ngoài ra, thay vì dùng pháo hạm 100mm thì Giang Khải I dùng pháo hạm 76mm.



Đặc biệt, Giang Khải I thiết kế hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa 32 tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil hoặc cũng có thể là biến thể hải quân HQ-16 do Trung Quốc tự sản xuất sao chép 9M317.

Nhìn chung, 2 tàu Lữ Giang I và 2 tàu Giang Khải I được điều động tới gần Philippines đều có năng lực tác chiến phòng không mạnh tương đối.

Dường như nó nhắm đến “vô hiệu hóa” sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia với vũ khí chống hạm chủ yếu là 12 tên lửa hành trình tầm xa UGM-109 Tomahawk hoặc tên lửa tầm ngắn UGM-84 Harpoon.

Còn nếu nói về khả năng chống ngầm thì rõ ràng Lữ Giang I và Giang Khải I khó sờ được tới Virginia. Trong khi đó, nếu chỉ xét thông số kỹ thuật thì Virginia với ngư lôi hạng nặng Mark 48 (cự ly 40-50km) vượt trội hơn hẳn.



Chiếc cuối cùng trong đội tàu 5 chiếc của Hải quân Trung Quốc trên khu vực không xác định gần Philippines là tàu đổ bộ đa năng Type 071. Đây là tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc từ trước đến nay với lượng giãn nước khoảng 17.000-20.000 tấn.



Tàu thiết kế với boong phóng máy bay lớn ở phía sau giành cho trực thăng vận tải hạng trung, hạng nặng hạ cánh.



Cận cảnh cửa đuôi tàu Type 071 với các tàu đổ bộ đệm khí bên trong, thiết kế này giống hết tàu đổ bộ hiện đại của Mỹ - Pháp. Type 071 có thể chở theo một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng 15-20 xe bọc thép lội nước.
(ĐVO)

Các bài liên quan




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét